So sánh: sau bốn thế kỉ, quan niệm về độc lập, chủ quyền trong đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi có gì rộng mở hơn so với quan niệm nêu ra trong văn bản Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt?
(So sánh: Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta)?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương).
Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyền độc lập dân tộc đã toàn diện và sâu sắc hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |