Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về dải trung tâm thành phố Hải Phòng

thuyết minh về dải trung tâm thành phố hải phòng

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.728
5
1
Thiên sơn tuyết liên
14/03/2021 15:08:45
+5đ tặng
Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. 

Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.

 

Hồ Tam Bạc  - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc. 

 

Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

 

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

 

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

 

Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.

 

  Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp. 


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

 

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.

 

Nhà Kèn (Nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.

 

Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi

Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hưng Chu Xuân
14/03/2021 15:10:01
+4đ tặng

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.

 

Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

 

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

 

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

 

Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.

 

  Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

 

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.

 

Nhà Kèn (Nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.

4
2
Nguyễn Anh Minh
14/03/2021 15:10:28
+3đ tặng
     "Pháo hoa nổ rực trời quê mẹ
                                Đêm hoa đăng mát mẻ nơi này
                                  Hải Phòng rực rỡ hôm nay
                          Đón mừng đại lễ ngất ngây tưng bừng"
  Vâng, Hải Phòng chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Hải Phòng - nơi tôi có những kí ức đẹp đẽ. Và đương nhiên, thời thơ ấu tôi thường được bố mẹ cho đến chơi nhiều nhất là dải trung tâm thành phố. 
  Dải trung tâm thành phố từ khu vực đập Tam Kì đến Cảng Hải Phòng.Vừa được đưa vào sử dụng vào năm 2013. Gồm các công trình : hồ Tam Bạc, Khu Triễn lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài nữ tướng Lê Chân, Quán Hoa, Nhà hát thành phố và Nhà Kèn.
  Nhìn từ trên xuống, hồ Tam Bạc có hình bầu dục. Nước hồ trong xanh như soi sắc mây trời. Những bé sóng vui vẻ chơi trò đuổi bắt trên mặt hồ. Ấy vầy mà lúc mua to, gió lớn hồ lại khác hắn đấy ! Nhũng giọt mưa như những viên đạn bạc bắn xuống hồ khiến hồ đau lắm. Các bé sóng không còn chơi đuổi bắt như trước mà cũng gia đình lánh nạn sang chỗ khác. Nước hồ hòa lẫn với nước mưa tạo nên màu cà phê sữa. Hai bên bờ, họ trồng rất nhiều cây phương. Hồ đẹp nhất vào mùa hè vì vào mùa hè, cuộc thi sắc đẹp của phượng thu hút mọi người. Ai cũng có thể tham gia cuộc thi, già, trẻ, gái, trai đều được tham dự cuộc thi. Họ hàng nhà phượng khoe sắc tạo nên một bức tường lửa bao bọc quanh hồ. Các chị phượng e lẹ xã tóc xuống hồ. Các bác si già được trồng xen kẽ giữa họ hàng nhà phượng.các bác si già đứng trầm ngâm xõa bộ râu nhuộm màu nâu xuống mặt hồ như đang nhớ về hồi còn trẻ. Về đêm, Hồ Tam Bạc sáng lên những ánh đèn hình thù sặc sỡ do những bàn tay nghệ thuật khéo léo tạo nên. Đêm đêm, gió ở đây mát mẻ khiến ai ra đâu cũng thấy sảng khoái.
  Tiếp tục cuộc hành trình xuôi về phía Đông, ta sẽ thấy Trung Tâm triển lãm Mĩ Thuật Thành Phố và tượng đài nữ tướng Lê Chân, Nhà triền lãm khoác lên mình chiếp áo màu vàng khá đẹp. Bên trong nhà triễn lãm là những búc ảnh được lồng trong khung kính với nhiều tác giả khác nhau. Các bức tranh chủ yếu là chuoj về nông thôn, đời sống của người Việt Nam ngày xưa. Bên ngoài khu triển lãm là vườn hoa Lê Chân. Nơi đó có rất nhiều cây xanh được cắt, tỉa đẹp mắt.các cây xanh được cắt tỉa theo các hình thù khác nhau có sắc màu tươi tắn, hình thù đẹp đẽ.Chị hoa đại đứng khoe mình với mọi người. Hương của chị hoa đại cũng là món quà thánh kính dâng lên cho nữ tướng. Tượng nữ tướng cao 7,5 m, nặng 19 tấn được đặt trên bế đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan.
   Tiếp tục dải bước trên dải trung tâm thành phố, ta nhìn từ xa thấy một vườn hoa đầu đủ màu sắc giữa trung tâm thành phố. Tới gần, thật nhiều loài hoa ở đấy. Chị hồng trắng, em hướng dương, bác mười giờ, ... rôm rả nói chuyện với nhau. Cô hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của 1 thiếu nữ trưởng thành.Cả đại gia đình hoa hướng dương có chiếc lá mọc ra um tùm, lá nào lá ấy xanh xanh lục, to như chiếc quạt vậy ! Gia đình ấy ai cũng vàng rực, , nhụy hoa chĩnh giữa to lớn, màu nâu sẫm. Những bông hoa được những người bán hoa khéo léo làm thành những giỏ hoa, lẵng hoa. Có những lẵng hình bầu dục, lưỡi liềm, rẻ quạt, ...
    Đối diện quán hoa là Nhà hát lớn. Nhà hát khoác chiếc áo màu vàng rực. Nơi đây được coi là trung tâm của thành phố. Bên ngoài Nhà hát lớn là Quảng Trường Nhà hát lớn. Nới đây tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Đối diện Quảng trường là Đài Phun nước nghệ thuật đẹp mắt. Nơi đây mỗi tối cuối tuần đều có rất đông trẻ em đến đây chơi. Nới đây cũng vừa diễn ra lễ hội hoa anh đào.Rất nhiều người từ khắp nơi về chụp ảnh rất đông. Hoa anh đào là một loài hoa yếu ớt, chỉ cần một ngọn gió thổi nhẹ qua thôi cũng làm rụng gần hết hoa. Cho nên người xưa mới có câu :
                                            "Hoa kia sớm nở chiều tàn
                                   Mong tình huynh đệ không tàn như hoa"
    Điểm cuối, ta sẽ thấy Nhà Kèn được xây theo kiểu bát giác. Xung quanh là những cây được tỉa rất đẹp đẽ. Mỗi tối thứ 7, chủ nhật họ lại tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Tối thứ 7 tuần trước tôi ra xem các cô chú biểu diễn nghệ thuật ở đấy. Các cô chú múa, nhún nhảy theo điệu nhạc để hòa vào những âm thanh sôi động, tưng bừng. Ngày xưa, người Pháp dùng Nhà Kèn để cho lính Pháp tập thổi kèn. Mỗi tối khi rảnh có rất nhiều các anh chị ra đây tập nhảy. Thi thoảng các người già ra đây tập thể dục mỗi tối
     Người Hải Phòng tự hào mang đậm bản sắc riêng của người Hải Phòng. Tôi sẽ cùng mọi người giữ gìn cảnh quan trung tâm.
   
3
1
NQT
14/03/2021 15:12:01
+2đ tặng
Giới thiệu chung về Dải trung tâm thành phố Hải Phòng

Dải trung tâm thành phố có diện tích gần 21 ha, kéo dài 2,7 km từ đông sang tây. Dải trung tâm bao gồm các công trình: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển Lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Đài phun nước trung tâm, Nhà Kèn và các khu vực vườn hoa. Không chỉ là trục đường có không gian đẹp, nơi đây cũng là không gian cây xanh quan trọng bậc nhất của thành phố. Nó đóng vai trò như "lá phổi xanh" điều hòa không khí cho thành phố. Không những vậy, Dải trung tâm thành phố có ý nghĩa to lớn lịch sử, văn hóa và môi trường.

Những công trình làm nên Dải trung tâm thành phố Hải Phòng
1. Hồ Tam bạc

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m và diện tích mặt hồ khoảng 4,82 ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granite, màu sắc sinh động, tạo hình khối đẹp mắt cùng với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý. Tại đây có những hàng cây rợp bóng mát, là nơi người dân và du khách dừng chân, nghỉ ngơi, thư giãn ngắm cảnh hồ thơ mộng.

 

2. Triển lãm và Mỹ thuật thành phố

Đi hết hồ Tam Bạc, mọi người sẽ đặt chân tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Xưa kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ. Hiện nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

3. Tượng Nữ tướng Lê Chân

Công trình chính là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và được khách thành vào ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 7.5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen và đặt trên bệ đá granite, rất hài hòa với kiến trúc cảnh quan.

 

4. Quán hoa

Đây là công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1944, gồm có 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m2. Khoảng cách giữa mỗi quán hoa là 6m. Diện tích mỗi quán khoảng 20m2, cao gần 4m. Quán hoa được chống đỡ bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối, hệ thống kèo đơn giản của lối “chồng rường”. 4 mái lợp ngói vảy rồng, kết hợp với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh tỏa ra 4 phía. Bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn cao, cong vút. Quán hoa là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích và muốn thưởng thức cái đẹp.

5. Đài phun nước trung tâm

Tiếp đến ta sẽ bắt gặp Đài phun nước trung tâm, kết hợp với hệ thống đèn màu nghệ thuật. Công trình được thành phố xây dựng và khách thành vào ngày 13/5/2005, cùng với 2 đài phun nước tại khuôn viên vườn hoa Lê Chân và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây lại được trang hoàng bởi những chậu hoa rực rỡ sắc màu, đem lại sức sống mới cho toàn thành phố.

 

6. Nhà Kèn

Công trình được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và được bao quanh bởi vườn hoa nhỏ, tạo nên khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền âm nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.

7. Khu vực vườn hoa

Xen kẽ giữa các công trình nghệ thuật là hệ thống vườn hoa được thành phố đầu tư đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Hàng trăm cây phượng vĩ đã được trồng bổ sung thêm tại đây, làm nổi bật thêm hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hợp lý làm tăng thêm vẻ đẹp của hàng cây xanh, thảm cỏ mỗi khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.

0
2
Phong Kat
14/03/2021 15:14:52
+1đ tặng

Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.

 

Hồ Tam Bạc  - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.

 

Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

 

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

 

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

 

Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.

 

  Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

 

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.

 

Nhà Kèn (Nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.

 

Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi

Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×