LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về những việc làm của em có ý nghĩa với gia đình, quê hương trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc

Đề bài: kể về những việc làm của em có ý nghĩa với gia đình, quê hương trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
(ai làm nhanh giúp mình với ạ, mình đang cần gấp)

4 trả lời
Hỏi chi tiết
390
2
1
Thiên sơn tuyết liên
14/03/2021 20:56:47
+5đ tặng

Cái rét se lạnh của mùa đông đã qua đi, những tia nắng ấm áp bắt đầu ló dạng trên bầu trời vốn chỉ có một màu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.

Tuy mùa đông đã qua đi nhưng Tết năm nào cũng vẫn hơi lành lạnh. Không khí buổi sáng đầu năm gợi cho tất cả mọi người một cảm giác quen quen. Dù trời lạnh nhưng hình như bầu trời lúc nào cũng quang và sáng. Trên khuôn mặt của từng người sáng bừng một niềm vui, háo hức đón xuân. Ai ai cũng tất bật, khẩn trương chuẩn bị cho cái Tết riêng của mình.

Con đường làng cũng nhộn nhịp hẳn lên bởi mọi người nghỉ hết việc đồng áng đổ ra đường đi sắm Tết. Ngoài chợ, những dãy hàng hoa tươi, cây đào, cây quất hứa hẹn một cái Tết tưng bừng. Những tiếng chào mời mua hàng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ làm cho âm thanh của buổi chợ Tết thêm nổi bật.

Tâm điểm của chợ Tết là những hàng đào đang ra hoa hồng thắm. Bố em cũng chọn một cành đào. Bọn trẻ vui sướng hơn ai hết bởi chúng được nghỉ học trước Tết mấy ngày rủ nhau đi chơi khắp làng ngắm nghía những chiếc đèn lồng đỏ treo suốt từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Mắt đứa nào cũng xuýt xoa, lấp lánh niềm vui. Những cành cây bên đường bắt đầu đâm những chồi non đang hãnh diện khoe cùng gió xuân.

Thỉnh thoảng lại có một vài con chim én lướt qua giữa khoảng trời. Con sông chảy quanh làng vẫn thầm lặng hy sinh như người mẹ nuôi nấng những đứa con của mình, cần mẫn chở nước về dự trữ cho cánh đồng để bà con nông dân yên tâm ăn Tết. Em cũng được cùng mẹ cho đi sắm Tết.

Mẹ mua cho hai anh em nhiều quần áo mới để đi chơi Tết. Thích thú nhất là tự tay trang trí nhà cửa để đón xuân. Em giúp bố trang trí cho cành đào nhà mình. Sau khi xong, em say sưa ngắm không biết chán cây đào có dàn đèn nhấp nháy lộng lẫy sắc xuân. Bàn thờ nhà ai cũng được bày biện đẹp mắt và mang ý nghĩa hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Vậy là đã đến ngày cuối cùng trong năm, đã chuẩn bị xong hết mọi thứ. Mọi gia đình lại cùng nhau ăn bữa cơm thịnh soạn ấm cúng cuối năm. Cuối năm có người được bố mẹ cho đi chơi, nhiều người lại cùng bố mẹ mình xem kịch tại nhà. Mọi người đều chờ đợi khoảnh khắc giao thừa sắp đến. Những ngày sau đó, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Em thích nhất là được nhận những bao lì xì đỏ thắm.

Những ngày tết thật tuyệt vời biết bao. Em cảm thấy rất yêu ngày tết cổ truyền của dân tộc mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
14/03/2021 20:56:47
+4đ tặng

Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.

Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người sum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Tết Nguyên đán chia làm ba giai đoạn. Đầu tiên là thời gian giáp Tết, thường từ 23 tháng Chạp (ngày ông câu ông Táo). Gần đến Tết, mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh được nghỉ từ 27-28 âm lịch. Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên. Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất. Quan trọng nhất, vào tối 30, mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới. Từ xưa, phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất, ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau. Nhưng ngày nay, tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ. Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa: ở công viên hay nơi công cộng có thể ngắm pháo hoa rõ nhất. Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn. Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình. Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt. Đây là dịp hội hè, vui chơi và là thời điểm cho những người tha hương tìm về với quê hương, gia đình, tưởng nhớ tổ tiên. Tết đến, mọi người kiêng kị nóng giận, cãi cọ, quét nhà sợ mang lại điềm gở, mất tài mất lộc vào năm mới. Đây là dịp để mọi người tha thứ, hàn gắn, chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốn là hình thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những mong ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa. Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vắn như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

0
0
thảo
14/03/2021 20:57:04
+3đ tặng

Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.

Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người sum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Tết Nguyên đán chia làm ba giai đoạn. Đầu tiên là thời gian giáp Tết, thường từ 23 tháng Chạp (ngày ông câu ông Táo). Gần đến Tết, mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh được nghỉ từ 27-28 âm lịch. Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên. Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất. Quan trọng nhất, vào tối 30, mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới. Từ xưa, phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất, ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau. Nhưng ngày nay, tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ. Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa: ở công viên hay nơi công cộng có thể ngắm pháo hoa rõ nhất. Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn. Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình. Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt. Đây là dịp hội hè, vui chơi và là thời điểm cho những người tha hương tìm về với quê hương, gia đình, tưởng nhớ tổ tiên. Tết đến, mọi người kiêng kị nóng giận, cãi cọ, quét nhà sợ mang lại điềm gở, mất tài mất lộc vào năm mới. Đây là dịp để mọi người tha thứ, hàn gắn, chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốn là hình thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những mong ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa. Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vắn như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

0
0
Nguyễn ngân
14/03/2021 20:59:14
+2đ tặng
giúp ba,mẹ dọn dẹp nhà cửa
gửi những lời chúc tốt đẹp đến người thân
vệ sinh đường làng ngõ xóm
tham gia hoạt động tập thể

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư