LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào những hiêủ biết của em về những thành tựu của quê hương đất nước do bàn tay lao động của con người tạo nên

Trong bài thơ ''Bài ca vỡ đất''',Hoàng Trung Thông đã viết :
              ''Bàn tay ta làm nên tất cả
                Có sức người sỏi đá cũng thành cơm''
Dựa vào những hiêủ biết của em về những thành tựu của quê hương đất nước do bàn tay lao động của con người tạo nên,hãy làm sáng tỏ ý thơ trên
Viết dàn ý chi tiết hộ mk nhe,mk đang cần gấp ạ T^T

3 trả lời
Hỏi chi tiết
420
1
0
thảo
15/03/2021 19:44:53
+4đ tặng
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước Việt Nam bước vào thời kì độc lập tự do, nhưng phải chiến đấu với giặc đói, một loại giặc sinh ra do bọn thực dận Pháp và phát xít Nhật để lại. Trong tình hình ấy, Hoàng Trung Thông đã viết bài "Bài ca vỡ đất".
 
"Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông ra đời năm 1948, có giá trị như một chân lí khẳng định vai trò to lớn của sức lao động sáng tạo của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hai câu tiêu biểu sau đây nhằm ca ngợi tinh thần lao động ấy:
 
"Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. "
 
Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân ta mấy chục năm gần dây, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên.
 
Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho sức lao động của con người. Sỏi đá tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người thường gặp trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Cơm tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu được sau quá trình lao động của mình. Câu thơ ngắn gọn, giàu hình ảnh trên đã nêu lên mối quan hệ nhản quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. Khái quát hơn, câu thơ còn ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên, là những thành quả vật chất và tinh thần cho xã hội.

Tất cả mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta đã phải trải qua bao cánh đau thương, bom đạn đã gây nên bao cảnh tàn phá điêu linh. Do vậy, hòa bình lập lại cũng là lúc nhân dân ta bắt tay xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng chính bàn tay cần cù của mình. Mảnh đất xưa kia là chiến trường Điện Biên, thế mà chỉ mấy tháng sau, mầm sống đã lấm tấm xanh để trở thành nông trường Điện Biên. Củ Chi xưa kia là những ụ pháo, những vành đai chết, giờ đây do bàn tay cần cù của nhân dân đã trở nên trù phú xanh tươi. Những vùng đất hoang vu bạt ngàn rừng sát, rừng ngập mặn, giờ đây đã san sát những vườn tược và đồng lúa xanh tươi. Chính đôi bàn tay lao động với trái tim và khối óc của con người đã làm thay da đổi thịt mảnh đất hoang vu kia. Phải chăng sức lao động có khả năng giúp con người vượt qua mọi thử thách cao nhất?

 
Còn nữa, những công trình thủy điện Trị An, sông Đà mọc lên từ những vùng đất khô cằn, những chiếc cầu sông Hàn-Đà Nẵng, cầu Mĩ Thuận huyết mạch đã được xây dựng để nối liền những miền kinh tế khác nhau của đất nước. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên từ mọi miền đất nước để phục vụ cho những nhu cầu ăn ở của toàn dân như những nhà máy xi măng, những xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu, những xí nghiệp may. Những công trình lớn hơn như đường sắt Thống Nhất, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu và biết bao công trình lớn nhỏ khác nhau... tất cả đều do bàn tay cần cù và khối óc sáng tạo của con người xây dựng.

 
Vậy là do bàn tay, công sức lao động, chúng ta đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước về mọi phương diện. Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Chính bàn tay ta đã “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” mà có lẽ sẽ áp dụng kĩ thuật hiện đại để làm ra mưa cho vùng hạn hán, giảm sức phá hoại của bão, thu điện từ đám mây, dùng năng lượng Mặt Trời để chạy máy. Sức lao động vật chất cũng như tinh thần của con người thật cần thiết và đáng trân trọng vì đó là sức bật của khoa học kĩ thuật, là nguồn sáng tạo biết bao điều kì diệu của phát minh sau này.

 
Sức lao động của con người đã làm ra tất cả. Ta không lạ khi Hoàng Trung Thông đã hết lòng ca ngợi lao động. Hiểu rõ sức mạnh thần kì ấy, ta không thể quên lao động có phương pháp, có động cơ đúng đắn và cao đẹp đã góp phần vào sự đổi mới của đất nước và dân tộc.
 
Ngày nay, đất nước ta bước sang thế kỉ XXI, những bàn tay lao động hôm nay không thể chỉ lấy “sức người” ra để biến sỏi đá thành cơm, mà những bàn tay ấy phải có tri thức mới, kĩ thuật mới. Có như vậy kinh tế ta mới hùng mạnh và sánh ngang với bè bạn năm châu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quynh Trang
15/03/2021 19:46:33
+3đ tặng

I. Mở bài

Bàn tay lao động của nhân dân ta đã chinh phục và cải tạo thiên nhiên để làm nên biết bao kì tích.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

II. Thân bài

1. Giải thích
 

- Bàn tay: sức lao động.

- Sỏi đá: những trở ngại, khó khăn.

- Cơm: thành quả lao động.

- Nguyên nhân: sức lao động cải tạo thiên nhiên.

- Kết quả: mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Khẳng định vai trò, tác dụng của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành tựu trong xã hội.

2. Chứng minh

a. Làm thay đổi bộ mặt đất nước xã hội

- Trước Cách mạng: đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

- Trong hai cuộc kháng chiến: tăng gia sản xuất tạo nên sức mạnh, cung cấp cho tiền tuyến góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Sau khi nước nhà thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo đất đai, khai phá đất hoang. Xây dựng nhiều công trình mới: đường sắt Thống Nhất, thủy điện sông Đà, Trị An, Y-a-li, dầu khí Vũng Tàu.

b. Bàn tay làm ra mọi vật dụng cần thiết phục vụ sinh hoạt hằng ngày

- Làm ra thóc gạo, rau quả, thịt cá, bàn ghế, vật dụng...

- Sáng tác ra các tác phẩm văn học nghệ thuật.

- Mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do bàn tay lao động của con người làm ra.

III. Kết luận

- Khẳng định giá trị to lớn của sức lao động.

- Cảm nghĩ trong việc góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước
     Đâyyy cậu nhớ <3   
 

0
0

Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông ra đời năm 1948, có giá trị như một chân lí khẳng định vai trò to lớn về sức lao động sáng tạo của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của người. Hai câu tiêu biểu sau đây nhằm ca ngợi tinh thần lao động ấy là:

“Bàn tay ta làm nên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân ta mấy chục năm gần đây, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên.

Hình ảnh bàn tay, tượng trưng cho sức lao động của con người, sỏi đá tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người thường gặp trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Cơm tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu được sau quá trình lao động của mình. Câu thơ gắn gọn, giàu hình ảnh trên đã nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. Khái quát hơn, câu thơ còn ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên, tạo ra những thành quả vật chất và tinh thần cho xã hội.
Tất cả mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta trải qua bao cảnh điêu tàn. Do vậy, hòa bình lập lại cũng là lúc nhân dân ta bắt tay xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng chính bàn tay cần cù của mình. Mảnh đất xưa kia là chiến trường Điện Biên, thếmà chỉ mấy tháng sau, mầm sống đã lấm tấm để trở thành nông trường Điện Biên. Củ Chi xưa kia là những ụ pháo, những vùng đất hoang vu bạt ngàn. Rừng Sát, rừng ngập mặn, giờ đây đã san sát những vườn tược và đồng lúa xanh tươi. Chính đôi bàn tay lao động với trái tim và khối óc của con người đã làm thay da đổi thịt mảnh đất hoang vu kia. Phải chăng sức lao động có khả năng giúp con người vượt qua mọi thử thách cao nhất?

Còn nữa, những công trình thủy điện Trị An, sông Đà mọc lên từ những vùng đất khô cằn, những chiếc cầu sông Hàn – Đà Nẵng, cầu Mỹ Thuận huyết mạch đã được xây dựng để nối liền những miền kinh tếkhác nhau của đất nước. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên từ mọi miền đất nước để phục vụ cho những nhu cầu ăn, ở của toàn dân như những nhà máy xí nghiệp may. Những công trình lớn hơn như đường sắt Thống Nhất, dầu khí Vũng Tàu và biết bao công trình lớn nhỏ khác nhau… Tất cả đều do bàn tay cần cù và khối óc sáng tạo của con người xây dựng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư