Thuyet minh vê biên hô
vi tri đia li (ơ đâu)
Nguôn gôc ,lich su hinh thanh
Đăc điêm câu tao
Y nghia lich su đơi sông
Bien phap bao vê
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……
Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai.
Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam.
Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.
Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh.
Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.
Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m.
Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha.
Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.
Con đường nhỏ hẹp nằm ở giưa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây.
Với làn nước xanh biết mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.
Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt.
Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.
Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe.
Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.
Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,..
Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này.
Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ môt vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.
Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku.
Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.
Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy.
Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.
Biển hồ chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.
Qua bài thuyết minh về biển Hồ Gia Lai, có thể nói biển Hồ Gia Lai mang một vẻ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ, với hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương.
Thêm vào đó là một hệ sinh thái phong phú đa dạng. Đây được xem là một địa điểm tiềm năng để đầu tư cho du lịch của đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |