Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết Minh về Núi Sập ( Ann Giang)

Thuyết Minh về Núi Sập ( Ann Giang)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.931
3
1
thảo
21/03/2021 10:55:41
+5đ tặng

Khu du lịch Núi Sập – Một trong những điểm du lịch sinh thái nổi bật tại An Giang nằm trên địa bàn thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khu du lịch Núi Sập là tên gọi chung của cụm địa điểm tham quan nổi tiếng là Hồ Ông Thoại và Đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Đây là cảnh quan do bàn tay con người tôn tạo hài hòa cùng với thiên nhiên. Không chỉ vậy, nơi đây còn mang nhiều dấu ấn của một thời mở cõi hào hùng.

Một trong những điểm du lịch sinh thái nổi bật tại An Giang

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 24km về phía Đông Bắc và Châu Đốc khoảng 75 km. Các bạn di chuyển theo tỉnh lộ 943 đến gần UBND huyện Thoại Sơn thì rẽ trái một đoạn ngắn là đến được KDL Núi Sập.

Ngày nay, đường lên núi Sập đã được mở rộng, có thể chạy xe lên tận đỉnh, dù không cao lắm nhưng vẫn đủ mang lại cho du khách cảm giác sảng khoái nhờ khí trời trong lành, và có thể ngắm bao quát được cả thị trấn Núi Sập, bao quanh là những đồng lúa mênh mông.

Núi Sập hay còn được biết đến với cái tên Thoại Sơn và đây cũng là ngọn núi lớn nhất trong cụm núi bao gồm: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, những ngọn núi tuy nhỏ nhưng góp phần đáng kể tạo nên diện mạo độc đáo, tươi đẹp cho vùng quê hương Bảy Núi. Núi có độ cao 85m so với mặt nước biển và chu vi vào khoảng 3.800m. Ngày xưa, núi Sập có hình dáng giống như một con thỏ nằm bên cạnh những đồng lúa bạt ngàn. Theo thời gian cùng với quá trình khai khách đá quá mức ở dưới chân núi khiến cho nhiều người nghĩ nó sẽ đổ giống như các tên vậy.

Khung cảnh thiên nhiên hài hòa tuyệt đẹp

Để lưu giữ lại những dấu tích gắn với công lao mở cõi của Thoại Ngọc Hầu và bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên đã ban tặng, năm 2000, chính quyền địa phương đã tận dụng địa thế này mở đường dẫn nước vào xây dựng thành khu lòng hồ tuyệt đẹp và trùng tu thành địa điểm du lịch An Giang với tên gọi Lòng Hồ Núi Sập.

Khu Lòng Hồ Núi Sập rộng khoảng 9 héc- ta chia thành 3 hồ. Hồ lớn nhất được đặt tên là hồ Ông Thoại với làn nước trong veo, phẳng lặng, in bóng núi. Trên lòng hồ có những cây cầu bằng sắt sơn đỏ nối nhịp qua những “ốc đảo” bằng đá giữa hồ, như: Cầu Mai An Tiêm, cầu Khoa Bảng, cầu Vọng Nguyệt. Đi trên những chiếc cầu cao, du khách có cảm giác như chơi vơi trên sông nước. Tên của cầu Mai An Tiêm gợi cho ta nhớ đến một nhân vật truyền thuyết với ý chí và nghị lực phi thường nơi đảo xa, đã trồng và nhân giống dưa hấu lòng đỏ, vỏ xanh được nhân dân ta trưng trên bàn thờ trong những ngày tết. Cầu khoa bảng như một niềm ước vọng của bao lứa tuổi học trò. Cầu Vọng nguyệt gợi nhớ những đêm trăng thanh, đôi lứa nắm tay nhau đi trên cầu mà ngắm cảnh núi non, sông nước.

Những cây cầu bằng sắt sơn đỏ nối nhịp qua những “ốc đảo”

Giữa hồ là tượng Thoại Ngọc Hầu được dựng trang trọng, thế đứng hiên ngang, quay lưng vào núi chỉ tay về phía kênh Thoại Hà. Phía sau tượng là bản dịch bia Thoại Sơn, tấm bia được khắc theo bản dịch chữ Quốc ngữ từ bia gốc, tấm bia dựng bên triền núi để người hậu thế tưởng nhớ đến công lao Thoại Ngọc Hầu và bao vị tiền nhân đã hy sinh trong quá trình khai hoang mở cõi. 

Tượng Thoại Ngọc Hầu

Quanh hồ trên các đảo đá nhỏ có đặt những bức tượng hình thần Siva, tháp pongar, linga, yoni… là những mô hình được điêu khắc dựa theo hình dáng của những cổ vật Óc Eo. Ở một góc khác của khu du lịch là chùa Một Cột với nét thâm trầm đã điểm thêm cho lòng hồ một vẻ đẹp thơ mộng, yên bình.

Mô hình chùa Một Cột

Trong lòng hồ vẫn còn những khối đá lớn nhỏ, nhô lên mặt nước. Khi nước bên ngoài khô hạn, hồ vẫn giữ được màu nước xanh, trong vắt quanh năm và không bao giờ cạn. Đến đây, du khách có thể đạp vịt, bơi xuồng len lỏi vào các ngóc ngách của hang động, xuyên qua những hang đá, đường hầm trong lòng núi để đi từ hồ này sang hồ khác như đi qua những hang động thiên nhiên. Khung cảnh lòng hồ với sự kết hợp hài hòa của “non” và “nước” đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

Nước trong xanh quanh quanh năm không bao giờ cạn

Bên cạnh đó, hệ thống đường lên núi cũng được mở rộng để du khách có thể đến thăm Pháo Đài, Cây Da, Hang Dơi cùng một số công trình chùa chiền khác như Linh Sơn tự, tịnh xá Pháp Hoa với pho tượng Phật Di Lặc cao 8m nằm trong công viên, Duyên Phước tự là ngôi chùa đẹp nhất và có vị trí cao nhất trên đỉnh núi Sập…

Đỉnh núi với những bóng cây cổ thụ, cũng là nơi du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh làng quê với những cánh đồng xanh trải rộng, ngắm sông Thoại Hà lặng lẽ chở phù sa với những chiếc cầu bắc ngang xinh xắn, hoặc ngắm cảnh khu du lịch ngay dưới chân núi để chiêm ngưỡng những sắc màu của vùng đất Thoại Sơn hôm nay.

Tại lòng hồ số 2 và số 3 cũng đang tiếp tục được đầu tư phục vụ cho du lịch. Trong đó nổi bật nhất là công trình Thiền Viện Trúc Lâm An Giang sẽ là một danh lam thắng cảnh mới góp phần đưa kinh tế – xã hội, du lịch ngày một phát triển.

Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Ngay phía ngoài khu du lịch hồ Ông Thoại, bên triền núi Sập là ngôi đền thờ Thoại Ngọc Hầu được dựng vào năm Minh Mạng thứ ba 1822. Nơi đây còn lưu giữ tấm bia cổ Thoại Sơn, ghi bài văn do chính ông biên soạn để đánh dấu công trình đào kênh Thoại Hà vào năm 1818. Bia Thoại Sơn là loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay. Tấm bia bằng đá, cao 3m, ngang 1.2m, bề dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán, nét chữ vẫn còn sắc đẹp. Năm 1990, bia Thoại Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đền thờ Thoại Ngọc Hầu

Ngoài tấm bia quý, các công trình khác của ngôi đền mang đậm vẻ cổ kính, được bố trí hài hòa giữa không gian rợp mát bóng cây cổ thụ. Hằng năm, lễ hội Kỳ yên đền thờ Thoại Ngọc Hầu được tổ chức long trọng trong 3 ngày 10-11-12 tháng 3 âm lịch. Đây là một lễ hội lớn của người dân Thoại Sơn.

Đặc biệt, du khách được chiêm ngưỡng bức thư pháp đạt kỷ lục có chữ “tâm” nhiều nhất Việt Nam với 108 vần lục bát độc đáo, nhằm nhắc nhở, đề cao cái tâm trong sáng và tấm lòng hướng thiện của con người được trưng bày tại ngôi nhà lục giác ở ngay phía cổng.

Đã đến đây rồi thì bạn đừng bỏ qua điểm check-in cực hot đó là đồi mộng mơ mà dân An Giang gọi là đồi mộng mer nơi có khúc cua lên núi huyền thoại, cây phượng to nở hoa đỏ rực vào mùa hè. Bạn di chuyển theo đường Nguyễn Thị Minh Kha cạnh kênh Vành Đai Núi Sập, hỏi quán Cafe Lộc Vừng hay Quán nhậu Thiên Nhiên, đường lên núi nằm phía sau quán này. Địa hình đồi núi ở đây tương đối bằng phẳng, không quá cao và nguy hiểm. Nếu đi trúng mùa đẹp thì khung cảnh cỏ cây xung quanh tươi tốt, thanh bình tựa một thảo nguyên thu nhỏ.

Đồi mộng mer

Có thể nói rằng khu du lịch núi Sập hiện nay không chỉ là nơi để mọi người tới vui chơi giải trí mà còn là một điểm đến văn hóa khám phá những giá trị lịch sử và tâm linh. Nếu bạn có dịp du lịch An Giang thì đừng bỏ qua địa điểm đến thú vị này nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
21/03/2021 10:58:08
+4đ tặng

Khu du lịch núi Sập nổi tiếng với hai điểm tham quan: khu du lịch hồ Ông Thoại và đình thờ Thoại Ngọc Hầu. Mỗi điểm tham quan mang một giá trị văn hóa – lịch sử riêng biệt mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, ban đầu khu vực núi Sập bị khai thác đá triệt để. Chính quyền địa phương vùng Thoại Sơn kịp nhận ra nguy cơ mất ngọn núi nên đã nãy ra ý tưởng làm du lịch như một giải pháp tình thế mang ý nghĩa hàn gắn, giao hòa với thiên nhiên. Từ những hố sâu và rộng do người dân địa phương khai thác đá dưới chân núi Sập trở thành ý tưởng làm khu du lịch. Người dân bắt đầu sáng tạo bằng cách dẫn nước vào đầy các hố này tạo nên các lòng hồ xanh biếc và thông nhau. Sau này, chính quyền địa phương còn cho xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình phục vụ khách tham quan.

Khu lòng hồ rộng khoảng 9ha, chia thành 3 hồ: hồ số 1, hồ số 2 và hồ Ông Thoại. Trong đó, hồ lớn và đẹp nhất được đặt tên là hồ Ông Thoại nhằm tưởng nhớ công lao khai phá vùng đất An Giang và đào kênh Thoại Hà của Thoại Ngọc Hầu. Trong lòng hồ có những mỏm đá nhô lên trên mặt nước tạo “điểm nhấn” cho khung cảnh thơ mộng. Trên lòng hồ là bức tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m, được dựng trang trọng với thế đứng hiên ngang, quay lưng vào núi Sập, chỉ tay về phía kênh Thoại Hà. Phía sau tượng còn có bản dịch bia Thoại Sơn được khắc theo bản dịch chữ Quốc ngữ từ bia gốc, nhằm tưởng nhớ công lao của các vị tiền nhân mở cõi.

Trên hồ Ông Thoại được xây bằng những cây cầu bằng sắt sơn đỏ và trắng nổi bật. Tên những cây cầu được đặt khá lạ và độc đáo như cầu Mai An Tiêm, cầu Vọng Nguyệt, cầu Khoa Bảng… Trên các đảo đá nhỏ giữa hồ Ông Thoại có đặt những bức tượng hình thần Siva, tháp Pongar, linga, yoni… Những bức tượng này được điêu khắc dựa theo hình dáng của những cổ vật Óc Eo. Một góc khác của khu du lịch hồ Ông Thoại có ngôi chùa Một Cột với vẻ thâm trầm. Chùa Một cột ở khu hồ số 2 được thiết kế đẹp mắt thu hút khách tham quan. Chùa có cầu thang bắc lên, du khách có thể đứng trên khu vực Chùa Một cột để thưởng ngoạn phong cảnh xung quanh. Ngoài ra, vui chơi ở khu du lịch hồ Ông Thoại du khách có thể thong thả đạp vịt, bơi xuồng trên mặt hồ tĩnh lặng hoặc len lỏi qua các đường hầm trong lòng núi để đi từ hồ này sang hồ khác, thỏa thích ngắm nhìn trời mây non nước hữu tình. Nếu có dịp du lịch miền Tây về An Giang, du khách nên ghé thăm núi Sập để thưởng ngoạn phong cảnh hồ Ông Thoại.

Một điểm tham quan mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với khu du lịch núi Sập là đình thờ Thoại Ngọc Hầu. Nằm ngoài khu vực hồ Ông Thoại, bên triền núi Sập, đình thờ Thoại Ngọc Hầu được dựng vào năm Minh Mạng thứ ba 1822. Ngôi đình mang nét cổ kính, được bố trí hài hòa giữa không gian rợp mát bóng cây cổ thụ. Đình Thoại Ngọc Hầu nổi tiếng có bia đá Thoại Sơn. Bia Thoại Sơn là một trong ba di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay. Bia Thoại Sơn trong đình Thoại Ngọc Hầu bằng đá, đầu bia chạm to hai chữ “Thoại Sơn”. Chiều cao của tấm bia đá này cao 3m, chiều ngang 1,2m và bề dày 2 tấc. Mặt bia gồm 629 chữ Hán được chạm, khắc tinh xảo, đẹp mắt. Nhằm đánh dấu công trình đào kênh Thoại Hà vào năm 1818, Thoại Ngọc Hầu đã soạn một bài văn khắc vào bia đá này. Hằng năm, lễ hội Kỳ yên đình thờ Thoại Ngọc Hầu được tổ chức long trọng trong 3 ngày 10, 11, 12 tháng 3 âm lịch. Đây là một lễ hội lớn của người dân Thoại Sơn thu hút đông đảo khách du lịch về đây chiêm bái, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn phong cảnh kết hợp nghỉ dưỡng tâm linh.

An Giang là tỉnh nổi tiếng với nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Du lịch An Giang, ngoài khám phá khu du lịch núi Sập, du khách còn có cơ hội tham quan các địa điểm như Hồ Soài So, Núi Cấm, Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ, Cù Lao Giêng, v.v… 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×