Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về một món ăn đặc sản của quê hương trạng trình

viết đoạn văn giới thiệu về một món ăn đặc sản của quê hương trạng trình ( vĩnh bảo)
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.918
3
0
Thiên sơn tuyết liên
21/03/2021 17:44:26
+5đ tặng

"Ai qua thành phố Hải Dương
Nhớ mua bánh đậu quê hương làm quà,
Bánh ngon, thơm, ngọt đậm đà,
Ngạt ngào hương vị mặn mà tình quê..."
Nhắc đến Hải Dương ta không thể không nhắc tới ”bánh đậu xanh”- món đặc sản truyền thống mà vị ngọt của nó đã thấm sâu trong từng hơi thở, từng ngõ ngách tâm hồn của con người tỉnh Đông…
Bánh Đậu xanh Hải Dương ra đời từ đầu thế kỉ 20.Tục truyền rằng, bánh ngày ấy chỉ có người giàu mới được thưởng thức. Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, nhân dân nơi đây đã dâng lên ngài loại bánh bình dị này. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn, đặc biệt tạo một cảm giác tuyệt vời khi nhấp cùng chén trà ngan ngát đắng. Sau khi về cung, vua đã ban sắc ngợi khen chiếc bánh nhỏ tỉnh Đông. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” - biểu tượng quyền uy của thiên tử. Và cái tên “Bánh Đậu xanh Rồng vàng” cũng xuất hiện từ đó – cái tên đặc biệt của bánh đậu Hải Dương.

Nguyên liệu chế biến loại bánh này không khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ và tinh dầu hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc kĩ càng và chế biến tinh khiết qua từng đôi tay điêu luyện khéo léo, đượm từng tấm lòng son sắt yêu nghề. Chúng được pha trộn theo một tỉ lệ hợp lý - cái tỉ lệ đã làm nên nét riêng không thể lẫn được của khẩu bánh tỉnh Đông. Bên cạnh đó, giấy gói, màu sắc của nhãn cũng phải được nghiên cứu, làm sao để bánh giữ được lâu, để tôn lên vẻ đẹp “bình” mà “sang” của “sản vật” này…
Có thể nói, khẩu bánh nhỏ tỉnh Đông không chỉ ngon mà còn rất bổ. Bánh có tác dụng giảm béo đối với người trung niên, giảm Cholesterol và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Đông y cho rằng: Đậu xanh tính bình, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người mới ốm dậy. Cái chất “tốt lành” ấy, cùng với sự thanh tịnh của “vị ngọt thôn quê" đã khiến bánh đậu xanh không chỉ là món quà ấm áp cho người thân, bạn bè mà còn là tấm lòng thảo thơm thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ tết. Rất nhiều người Việt nói chung và người Hải Dương sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê cha đất tổ đều không quên mang theo mấy hộp bánh đậu xanh làm quà khi quay trở lại xứ người. Chút hương vị nhẹ nhàng của chiếc bánh giản dị đã làm ấm lòng người xa xứ. Bánh có thể ăn mọi lúc, nhưng sẽ thật thú vị và thật ngon khi thưởng thức cùng chén trà nóng, ngan ngát. Nhấp một ngụm trà, điểm từng khẩu bánh, vừa đặt vào đầu lưỡi bánh đã tan biến để lại dư vị ngòn ngọt, bùi bùi, ngậy béo hòa trong hương thơm nhẹ nhàng, mát dịu cùng vị chát của trà, nhắm mắt và cảm nhận mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao.
Ấm áp làm sao hình ảnh các cụ già ngồi quay quần trò chuyện, vừa ngâm thơ vừa đạo trà, ăn bánh, ríu rít xung quanh là đàn cháu thơ đang vui sướng vì được chia phần. Thân thương làm sao những con người đi xa trở về đoàn tụ, tay cầm bánh đậu xanh, nhẹ nhàng tân hưởng từng chút một như đang uống cái hồn của mảnh đất quê cha. Bánh là tình quê, là hồn quê, là tấm lòng quê bao la như lòng mẹ… Gói bánh ấy nhỏ mà sao nặng nghĩa tình, kéo gần tâm hồn bao mảnh đời, bao thế hệ…
Ngon nhất vẫn là nhãn hiệu Rồng Vàng
Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tại thị xã Hải Dương vào khoảng đầu thế kỷ 20. Từ đấy nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc kỳ. Người Hải Dương xa nhà nhìn thấy bánh đậu xanh như nhìn thấy quê hương, lòng rạo rực nhớ quê. Những người luống tuổi hôm nay vẫn còn trong ký ức hình ảnh và hương vị bánh đậu xanh Bảo Hiên và Cự Hương ngày xưa. Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh đậu xanh thơm ngon béo bùi không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn và tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn phải nghiên cứu để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh : Bánh từ lâu đã được đóng theo quy ổn định : 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi.
Ngày xuân ngồi bên tách trà nóng , thưởng thức một khẩu bánh đậu xanh. Hương vị ngọt ngào của bánh kết hợp cùng vị chát của trà mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao. Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.
Quả đúng là: Gói bánh thơm, thơm những lòng người…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Yan
21/03/2021 17:51:59
+4đ tặng

Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với những món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đầy ấn tượng trên vùng đất được tạo hóa và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên món Bún tôm Hải Phòng 

Từ lâu món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng. 

Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ Hải Phòng. Sau đó, chúng được bóc bỏ vỏ, xào cùng một chút hành khô cho thật săn. Cùng với tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt, thêm ít dọc mùng, thì là, rắc thêm một chút hành răm thái nhỏ và mấy lát cà chua. Bát bún tôm càng thêm đậm đà bởi vị ngọt, ngậy đặc trưng của nước dùng hàng bún, cùng với vị thơm của tôm, của rau và các loại gia vị. Thực khách yêu thích món bún tôm Hải Phòng đã ăn một lần là nhớ mãi đến hương vị ngọt lừ của món ăn độc đáo ấy. 

Từng sợi bún trắng mềm hoà quyện vào màu đỏ của tôm, cà chua, màu xanh của hành, của dọc mùng và màu vàng của chả cá tạo nên một bức tranh sống động nhiều màu sắc. 

Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước dùng, vị thơm của tôm, của chả cá và đặc biệt là mùi hăng hăng không thể thiếu của vài miếng chả lá lốt. Nhưng đặc biệt hơn cả là hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn cho dấm và chanh vốn là những gia vị mà chúng ta đã quá quen thuộc. Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vào vài miếng ớt khi ăn. Tất cả làm nên một tô bún tôm thật đặc biệt và hấp dẫn. 



Nguồn: https://baigiaihay.com/thuyet-minh-ve-mot-mon-dac-san-thuyet-minh-ve-bun-tom-hai-phong.html#ixzz6pk6aFIo1
Yan
nhớ chấm điểm nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo