Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ(viết bài văn)

Cảm nhận của em về nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ(viết bài văn)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
792
1
2
Tuấn Anh SPUR
22/03/2021 11:15:13
+5đ tặng

Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại, ông có vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về con người và phong tục văn hóa của vùng đất Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài khi viết về cuộc sống và số phận của cặp vợ chồng người H’Mông dưới ách thống trị của phong kiến miền núi trước năm 1945. Tác phẩm không chỉ hướng đến phản ánh hiện thực về đời sống của người dân nghèo mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc khi hướng về những giá trị tốt đẹp, sức sống mãnh liệt bên trong con người, điều này được thể hiện rõ nét qua chi tiết Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

Mị từng là cô gái xinh đẹp, có tàu thổi sáo được nhiều chàng trai trong làng theo đuổi “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời lại là người yêu tự do lẽ ra Mị xứng đáng được sống hạnh phúc nhưng cuộc đời của Mị lại là một chuỗi những đau khổ, bi kịch khi buộc phải làm con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí.

Từ khi trở thành con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí, Mị đã trở nên lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, tê liệt khả năng phản ứng và sống cam chịu đến mức đáng thương. Sức sống bên trong Mị bị tê liệt nhưng không bị lụi tắt hoàn toàn bởi chỉ cần một cơn gió thổi đến, sức sống ấy lại bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Trong đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị tuy đã trỗi dậy nhưng không đủ để Mị cứu mình. Phải đến đêm cắt trói cứu A Phủ sức sống tiềm tàng ấy mới thực sự được thức tỉnh



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Nguyễn
22/03/2021 11:15:17
+4đ tặng

Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám. Ông là một người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955. Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952. Trong truyện ngắn, Tô Hoài không chỉ thành công trong việc xây dựng cốt truyện mà còn thành công trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật Mị. Điều này được thể hiện rõ nét qua cảnh cởi trói.

Mị vốn là một cô gái vùng cao trẻ trung, xinh đẹp và tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. Vì vậy, Mị phải từ bỏ tuổi thanh xuân, phải sống một cuộc sống bị đọa đày về cả thể xác và tinh thần. Mị đã từng muốn tìm đến cái chết với nắm lá ngón trong tay nhưng Mị không thể chết. Nếu Mị chết, cha Mị sẽ khổ, sẽ không thể trả được món nợ cho nhà Thống Lí. Mị đành chấp nhận quay trở lại nhà Thống Lí để làm con dâu gạt nợ, sống kiếp đời nô lệ, tủi nhục, bất hạnh.

Tưởng như những nỗi đau đớn, đày đọa về thể xác và tâm hồn đã khiến cho Mị trở nên thờ ơ và vô cảm nhưng Mị đã khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi cô cởi trói cho A Phủ. Hành động cởi trói ấy thực sự là hành động đầy bất ngờ và đột ngột. Nó bất ngờ và đột ngột là khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã có một thái độ dửng dưng, không chút động lòng. Đối diện với một con người đang đứng trên bờ vực cái chết, Mị vẫn thản nhiên "thổi lửa, hơ tay”. Mị còn tự nghĩ A Phủ nếu là “cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị hoàn toàn vô cảm, thờ ơ trước cảnh A Phủ bị trói. Đây cũng là một diễn biến tâm lí bình thường, hợp lí. Nó hợp lí là bởi Mị đã ở lâu trong khổ đau, đã chịu bao đày đọa về thể xác và tinh thần. Cái cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đã làm bào mòn đi tâm hồn Mị. Mị đã bị tê liệt đi mọi cảm xúc, ý thức, nhận thức, Mị trở nên vô cảm, thờ ơ với nỗi đau của chính mình và cả nỗi đau của người khác. Hơn thế nữa, cảnh trói người, đánh người cũng chẳng còn là xa lạ ở nhà thống lí Pá Tra. Nó diễn ra một cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ. Cuộc sống của những con người ở nhà thống lí đầy cơ cực, đắng cay và đày đọa. Chính vì vậy họ chẳng còn có thể đồng cảm, quan tâm đến người khác. Thậm chí Mị còn đặt ra giả thiết nếu A Phủ trốn được thì Mị sẽ phải chịu trói thay cho A Phủ. Mị đã tự suy xét cho tình cảnh của mình nếu cha con nhà thống lí biết được A Phủ đã trốn thoát. Mị sẽ phải thế chỗ cho A Phủ và Mị sẽ “phải chết trên cái cọc ấy”. Có ai có thể dũng cảm đối mặt với cái chết. Khi tính mạng bị đe dọa, mấy ai có thể nghĩ cho người khác hay họ sẽ chỉ lo lắng cho chính bản thân mình làm sao để có thể sống sót, làm sao để không bị liên lụy. Đây là phản ứng hết sức bình thường của con người. Và ngay cả sau khi đã cởi trói cho A Phủ, Mị vẫn “đứng lặng trong bóng tối”. Không ai ngờ Mị sẽ cắt dây cởi trói cho A Phủ và chính bản thân Mị cũng vậy. Nó chỉ là một hành động nhất thời bộc phát mà chẳng có chút suy tính, nghĩ ngợi. Chính vì vậy mà nó mang đầy yếu tố bất ngờ và đột ngột.

Đột ngột và bất ngờ là vậy, nhưng hành động cởi trói cho A Phủ của Mị cũng là một hành động đầy tất yếu, logic. Nó tất yếu là bởi nó phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật cùng kết cấu truyện. Trong ánh lửa bếp bập bùng, Mị đã thấy được “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" của A Phủ. Đó là giọt nước mắt của một người đàn ông mạnh mẽ, gan góc, trượng nghĩa nhưng lại đang cận kề với cái chết - giọt nước mắt của sự bế tắc và bất lực. Đồng thời nó thể hiện rõ được khát vọng tự do, khát vọng sống, mãnh liệt của kẻ nô lệ đang cách cái chết rất gần. Chính giọt nước mắt ấy đã chạm đến sâu thẳm trong tâm hồn Mị, làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng – Mị thay đổi, Mị đã trỗi dậy tình thương để biết thương mình. Tô Hoài và các nhà văn nhân đạo luôn quan niệm nước mắt luôn có sức mạnh cảm hóa thanh lọc tâm hồn con người, nó giúp con người hướng thiện và sống trong tình yêu thương. Đây không chỉ là quan niệm mà đã trở thành một triết lí mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài. Có tình thương, Mị sẽ có những chuyển biến to lớn về tình cảm và hành động.

Mị nhớ lại đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị thấy thương chính bản thân mình. Thương cho mình đã phải chịu bao đắng cay, tủi nhục, thương cho cái số phận, cho cái kiếp sống của mình. Để rồi khi đã biết thương mình thì Mị lại thương đến những con người có cùng cảnh ngộ, số phận. Đây có thể nói là một quy luật tình cảm rất phù hợp với tâm lí, tính cách của con người bởi chỉ khi ta biết thương mình thì ta mới biết thương người. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp trước kia và Mị thấy thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ: “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Những người đàn bà ấy có số phận và cuộc đời bất hạnh, tủi nhục như Mị. Vậy nên Mị thương xót và đồng cảm cho những người đàn bà nhà thống lí Pá Tra cũng là điều dễ hiểu. Tô Hoài thực sự chứng tỏ là một nhà văn tài hoa khi hiểu rõ quá trình vận động của tâm lí, tính cách, tình cảm của nhân vật. Chính tình thương ấy đã giúp Mị nhận ra “chúng nó thật độc ác”. Sau bao tháng ngày câm lặng, chịu đựng những đày đọa, đắng cay Mị đã nhận ra bản chất độc ác vô nhân của nhà thống lí Pá Tra. Trước kia, Mị sống trong đau khổ, cơ cực nhưng chưa lần nào Mị lên tiếng phản kháng, đấu tranh vậy mà giờ đây cái tiếng nói tố cáo đã được cất lên. Một lời kết tội, tố cáo đanh thép đầy căm phẫn của người trong cuộc. Một lời kết tội ngắn gọn nhưng đã chứa đựng bao nỗi niềm và cả những tội ác của cha con thống lí đã gây ra. Đây có thể nói là kết quả tất yếu sao bao năm tháng đọa đày.

Tất cả những điều này đã dẫn đến hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị “rút dao” cởi trói, Mị thì thào một tiếng “đi ngay”. Một chuỗi hành động diễn ra một cách gấp gáp, quyết liệt, liều lĩnh, vừa đầy hồi hộp, vừa đầy lo sợ. Nhưng hành động cởi trói ấy không chỉ đơn thuần là hành động giải phóng cho A Phủ mà nó còn là hành động Mị tự cởi trói cho chính cuộc đời mình. Mị đã giải phóng chính mình khỏi tư tưởng thần quyền và cường quyền - điều mà đã giam hãm cuộc đời Mị. Mị giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình. Hành động cởi trói chính là kết quả của sự dồn tụ bao năm căm phẫn những đau đớn mà Mị đã phải chịu đựng ở nhà thống lí. Đây là hành động tất yếu, là đỉnh điểm cho một sức sống tiềm tàng, một khát vọng tự do mãnh liệt cao đẹp. Đồng thời nó còn phản ánh rõ một quy luật muôn thuở: có áp bức thì có đấu tranh. Có thể nói, hành động cởi trói phù hợp với tính cách, phẩm chất của nhân vật Mị. Trong Mị đã có sẵn một sức sống tiềm tàng, một lòng thương người, một sự phản kháng đối với cha con nhà thống lí. Tất cả đang chờ thời cơ để được gợi mở, bộc phát.

Cảm ơn nhà văn Tô Hoài đã đưa đến cho người đọc một áng văn hay đến tuyệt diệu như thế này!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×