cảnh nhận khổ thơ khắc họa bức trang ngày hè trong tâm tưởng người tù cách mạng qua bài "khi còn tu hú "của Tố Hữu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tố Hữu một tác gia xuất sắc trong nền văn học Việt Nam, cái tên ấy cho đến ngày nay vẫn còn được nhắc đến rất nhiều qua những bài thơ của ông. Tố Hữu đã góp cho nền văn học nước nhà một giọng thơ trữ tình chính trị, tha thiết đằm thắm tình dân tộc mà cũng đầy ắp những sự kiện chính trị. Những tác phẩm thơ của ông được găn liền với những chặng đường của cách mạng, mỗi một chặng đường nhà thơ lại mang đến những vần thơ hay cho bạn đọc. Một trong những tác phẩm hay của ông phải kể đến bài thơ khi con tu hú, bài thơ nay được viết khi ông đang bị bắt giam, nó thể hiện lên sự ngột ngạt uất ức của nhân vật trữ tình.
Sáu câu thơ đầu thể hiện sự yêu đời của nhà thơ ngay cả khi đang bị giam giữ. Có thể nói nhà giam kia chỉ có thể cầm tù được thể xác của người chiến sĩ trẻ chứ không thể nào cầm tù được tâm hồn anh:
“ Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào,
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không… “
Một bức tranh thiên nhiên được nhà thơ phô vẽ ra trước mắt chúng ta, đó là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, màu của tự do, đồng quê với hình ảnh của mùa hè. Mùa của con chim tu hú gọi nầy, trong trái tim người chiến sĩ ấy đang liên tưởng tới những hoạt động của người nông dân với hình ảnh cây lúa chiêm đang độ chín, trái cây nhà ai cũng đang ngọt dần. Mùa hè là mùa của những cây lúa vàng ươm cả một cánh đồng chờ người đến gặt về, mùa hè là mùa những trái cây như tu hú, vải, chôm chôm, nhãn. Những trái cây ấy đang độ chín nên chúng đang ngọt dần. chỉ tiếc rằng cái chốn lao tù này đang giam hãm một trái tim yêu đời lớn không thì thể xác kia có thể vẫy vùng trước những hình ảnh thiên nhiên rất đỗi giản dị mà thanh bình đó rồi. Bàn tay ấy sẽ gặt những bông lúa chiêm kia, cái miệng ấy sẽ thưởng thức những món ăn hoa quả tuyệt vời kia. Có thể nói những thứ ấy giống như hương vị của cuộc sống thanh bình và tự do. Không chỉ vậy tác giả tiếp tục vẽ lên những hình ảnh thân thuộc mới hấp dẫn không kém cây lúa vàng và trái cây thơm ngọt. Đó là màu vằng của trái bắp, những hạt vàng như hạt nắng giữa sân, nhìn cả một sân bắp ấy chúng ta không thể hết bâng khuâng vì vẻ đẹp của sự đầy đủ “ đầy sân” và màu vàng đẹp đẽ của hạt bắp. thêm vào bức tranh ấy một màu xanh của trời cao rộng làm cho nó hiện lên thật đẹp làm sao. Và trên cái nền hòa bình ấy đôi con chim sáo đang lộn nhào từng không.
Bức tranh ấy không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh nữa. đó là âm thanh của tiếng ve râm ran trên những rặng cây trước nhà, ngoài cánh đồng nọ. Ve hiện lên thật đẹp nó gắn với tuổi thơ của mỗi người khi bắt chúng để nghe tiếng kêu hay hay đó. Đặc biệt màu hè thì không thể thiếu được tiếng ve kêu. Qua tiếng ve ấy ta như đang cảm nhận được nỗi nhớ quê hương của tác giả, dù trong lao tối mịt u uất nhưng tác giả vẫn biết được rằng bây giờ là mùa hè. Điều đó thể hiện sự yêu đời, yêu cuộc sống, nhơ quê hương gia đình.
Bức tranh ấy còn được khám phá ở độ cao và sâu của bầu trời. điệp từ càng cho thấy một bầu trời chỉ có mùa hè được sở hữu, nó không u ám sầm sập như mùa đông, không dịu dàng trong vắt như mùa thu mà nó mang vẻ đẹp cao rộng đến lạ kì.
Qua đây ta thấy Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, âm thanh và chiều cao. Đó là bức tranh thân thuộc với mỗi con người chúng ta, bức tranh về những thứ mộc mạc giản dị như lúa ngô khoai sắn, tiếng ve râm ran, bầu trời cao vợi. Bức tranh càng đẹp bao nhiêu thì nỗi nhớ quê nhà và tình yêu thương cuộc sống của nhà thơ lại càng lớn bấy nhiêu.
Tiếp đến những câu thơ cuối bài tác giả thể hiện rõ tình cảm của mình trong phòng giam ngục tối:
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu. ”
Tác giả liên tưởng tới những hỉnh tuyệt đẹp của ngày hè, những âm thanh ngọt ngào đó làm cho tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và nỗi nhớ quê hương trỗi dậy mạnh liệt. nỗi nhớ ấy có thể đạp phăng đi tất cả những thứ trong phòng gian chật hẹp tù túng ấy. Có thê nói sự nhớ nhưng mãnh liệt ấy được thể hiện rất rõ qua câu thơ “ Mà chân muốn đạp tan phòng he ôi”. Bức tường đối với người chiến sĩ ấy chẳng khác nào địa ngục trần gian, sống mà không được tự do, sống mà bị cầm tù về thể xác khiến cho cái thể xác ấy không đáp ứng được nhu cầu của tinh thần. nhà thơ uất ức, ngột ngạt khi mà phải sống trong cảnh ngột ngạt như thế.
Như vậy có thể thấy qua bài thơ này tác giả đã gửi gắm cho chúng ta một tâm trạng lớn, một tình yêu lớn, niềm khát khao lớn của ông. Đó là khát khao tự do, niềm yêu cuộc sống, nhớ quê hương đất nước. Chính vì thế ta biết thêm một điều rằng dẫu bị giam hãm ngột ngạt trong bốn bức tường nhưng nhà thơ Tố Hữu không thôi yêu đời và khát khao tự do cháy bỏng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |