Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài văn Vợ chồng A Phủ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
250
3
7
Snwn
23/03/2021 18:17:51
+5đ tặng
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một gia đình thợ dệt thủ công ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (quê ngoại), nay là phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy, Hà Nội. Quê nội của ông ở Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Thời trai trẻ, ông phải vất vả kiếm sống bằng nhiều nghề như dạy kèm, thợ thủ công, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn… Vốn có năng khiếu văn chương nên Tô Hoài sáng tác rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhất là cuốn truyện viết cho thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu kí.
 
Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông viết báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn bảy mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã sáng tác và xuất bản gần 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự chuyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác… Do có trình độ hiểu biết sâu rộng và vốn sống phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước nên sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có lạ thường. Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
 
Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí, (truyện cho thiếu nhi, 1941), Ổ chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)..
 
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc có sức lôi cuốn, hấp dẫn thực sự bởi giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.
 
Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ. Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. A Phủ vì dám đánh A Sử, con trai thống lí nên bị phạt vạ làm đầy tớ không công. Cùng cảnh ngộ đau khổ, Mị đã cứu A Phủ. Hai người trốn khỏi nhà Pá Tra, tìm đến tận Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng cuộc đời mới. Được cán bộ cách mạng giác ngộ, Mị và A Phủ tham gia lực lượng du kích bảo vệ khu giải phóng.
 
Dưới thời thực dân phong kiến, bọn lang đạo chúa đất ở vùng cao mặc sức làm mưa làm gió. Chúng nắm trong tay mọi quyền lực, tự cho rằng mình có quyền lực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
8
Nguyễn Nguyễn
23/03/2021 18:18:29
+4đ tặng
Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX thì đề tài miền núi khá là được chú ý. Dù chủ đề cũ nhưng nhà văn luôn có cách khai thác vấn đề rất sâu, làm bật lên hình ảnh nhân vật. Mỗi nhà văn sẽ có những cái nhìn khác nhau và Tổ Hoài đã thể hiện Sự đồng cảm trước thân phận khổ đau của người dân miền núi, đặc biệt là phụ nữ điển hình trong tác phẩm này là Mị của Tô Hoài sẽ khác với những nhà văn khác, đó là một điểm riêng ở Tô Hoài.

Trong Vợ Chồng A Phủ Mị được khắc họa lên là một cô gái có số phận éo le, tủi phận nhưng phẩm chất đẹp vô cùng. Cô gái đẹp người Mèo này sống trong thời đại phong kiến đầy rẫy những phong tục vô lí, áp bức. Bố mẹ Mị khất nợ nên Mị chính là người bị bắt để trả món nợ này, chủ nợ là Thống lí Pá Tra đòi bắt về làm dâu gạt nợ. Từ đây bao đau thương, tủi nhục của cô gái này bắt đầu xảy ra, mang danh là về làm dâu nhưng thực chất là nô lệ cho nhà thống lí. Mị trở thành một cô gái vô cảm trước mọi thứ, tê liệt ý thức, sống mà như không sống chính vì những thói áp đặt, vũ phu đánh đập, tra tấn tàn bạo khiến Mị đau khổ không nói nên lời, cuộc sống từng phút giây như đày đọa.

Từ khi cuộc sống của Mị bị cuồng chân trong nhà Thống Lí thì những giấc mơ của Mị tan biến, phai mờ dần trong tâm trí và cô ngày ngày phục vụ không công còn bị đối xử tàn ác. Khi làm dâu nhà giàu những tưởng Mị sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy nhưng không phải, tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Mị ngày qua ngày lầm lũi trong bếp, nơi xó cửa làm việc quần quật từ sáng đến khuya. Năm này qua năm khác Mị chỉ quanh quẩn trong căn phòng mờ tối, một chút ánh sáng lọt qua khe cửa sổ bé tí chẳng biết là sương hay khói. Mị, từ một cô gái tuổi xanh tươi, trăng tròn với bao khát vọng, yêu đời thì bỗng trở thành một người phụ nữ dần tàn lụi, cam chịu. Mị làm việc không có thời gian nghỉ, quần quật từ sáng đến tối “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả ngày lẫn đêm”. Có thể thấy số phận của côn vùi chôn, giờ chỉ còn là một cô Mị chịu đựng sống một cách vô nghĩa, không chút cảm xúc nữa rồi. Sau nhiều lần buồn đau, kháng cự, lấy lá ngón để mà tìm đến cái chết, kết liễu đời mình giải thoát tất cả mà không được thì giờ đây Mị chẳng tha thiết gì, cảm xúc trong cô chai sạn đi.


 
Dù rằng bên ngoài thấy Mị mặc kệ trước mọi thứ nhưng sâu thẳm trong tâm hồn của cô gái trẻ này vẫn luôn âm ỉ một khát khao cháy bỏng được tự do, được sống là chính mình, cuộc sống của riêng cô. Lòng ước muốn ấy nó như lớp lửa nhỏ âm ỉ trong lớp tro tàn kia, chỉ cần một làn gió thổi qua sẽ khiến nó bùng thật mạnh mẽ. Chính vì bị ép vào đường cùng, thương và hiếu thảo với cha mẹ nên Mị phải hi sinh bản thân để cứu gia đình nên cô đành sống kiếp người đen tối, đau khổ.

Đêm mùa xuân năm ấy lại đến rộn ràng, náo nức khắp đất trời với tiếng nhảy múa, ca hát, thổi sáo hòa trong bản giao hưởng thiên nhiên. Lúc này ở trong nhà nghe vọng vào, Mị không còn lầm lì trong cảm xúc chai sạn nữa, cảm xúc được đánh thức trở lại. Tiếng sáo vang lên trong đầu Mị những giai điệu vui tươi, Mị nhẩm bài hát nhớ về những tháng ngày đẹp đẽ đã từng có. Không chịu đựng Mị lấy rượu uống ừng ực để quên đi bao sầu đau, tủi hờn. Khi đó Mị như thấy mình trẻ lại, Mị vui lắm hừng hực sức sống trở lại và Mị vùng lên sửa soạn đi chơi. Thế nhưng mọi thứ đang dang dở thì A Sử phát hiện và trói Mị vào cột. Lúc này cơn đau từ tâm hồn đến thể xác trỗi dậy. Mị khao khát được đi chơi nhưng A Sử đã dập tắt, bóp chết khát khao mong manh kia.

Một lần nữa sức sống trong Mị trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thấy A Phủ - một tôi tớ cho Thống Lí đang bị trói. Nước mắt của A Phủ rơi xuống thức tỉnh Mị phải vùng dậy đòi lấy quyền được sống, được yêu thương, tự do cho chính mình. Thế là Mị đã cùng A Phủ trốn thoát tìm lấy cuộc sống tự do của riêng họ.

Tô Hoài đã rất tài tình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mị. Chính ngòi bút tinh tường ấy đã dẫn lối người đọc len lỏi vào trong tâm hồn, cảm xúc của Mị, nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của cô gái này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K