LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ

các bn giúp mk với mai mk thi rùi

2 trả lời
Hỏi chi tiết
315
1
1
Nguyễn tuấn anh
23/03/2021 22:18:49
+5đ tặng

Quy mô dân số: Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến 1/4/2013 ước tính là 89,5 triệu người (tăng 952.131 người so với 1/4/2012). Vào tháng 11/2013 dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người, là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 8 trong khu vực châu Á và 13 trên thế giới. 

 

 Đây là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Dân số thành thị của Việt Nam là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Với 20,4 triệu người, Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19,3 triệu người) chiếm 21,5%, Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5,5 triệu người) chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước.

Bảng 1. Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế – xã hội, 1/4/2013

                                                                                                                              Đơn vị tính: Người

Vùng kinh tế – xã hội

Tổng số

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

 

Toàn quốc

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

89479014

11483603

20399235

19265831

 

5455477

15433635

17441233

44263618

5723897

10098830

9539077

 

2792593

7446031

8663190

45215396

5759706

10300405

9726754

 

2662884

7987604

8778043

28859282

1958597

6336606

5101441

 

1569890

9455011

4437737

60619732

9525006

14062629

14164390

 

3885587

5978624

13003496

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2013.

 

Tỷ lệ tăng dân số. Thời kỳ 1999-2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong 50 năm qua. Thời kỳ 2011-2013, tốc độ gia tăng dân số bình quân năm tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 1,05%. Với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số cao, dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ XXI với hơn 100 triệu người và sẽ vào nhóm 10 nước có dân số lớn thứ nhất thế giới. Sau 10 năm, tỷ suất sinh đã giảm mạnh từ 2,3 con xuống dưới mức sinh thay thế (2 con/phụ nữ).

Tỷ lệ tăng dân số ở Đông Nam Bộ là cao nhất với 3,2%/năm. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, dân số tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm. Dân số ở thành thị chiếm khoảng 32,3% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm.

Tỷ số giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức gần 114 bé trai/100 bé gái năm 2013 so với năm 1999 là 107 bé trai/100 bé gái. Điều này cho thấy một xu hướng gia tăng Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta. Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách, các cơ quan truyền thông đại chúng, và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, dòng tộc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay. Trước thực trạng đáng quan ngại nêu trên, chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Lựa chọn giới tính trước sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là một hành vi phạm pháp theo quy định của Pháp lệnh Dân số. Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, và các văn bản chính sách khác. Do đó, số liệu theo dõi các diễn biến của tỷ số giới tính khi sinh là cần thiết, nhằm đưa ra các can thiệp kịp thời về chính sách và chương trình.

Tuổi thọ bình quân chung. Theo kết quả điều tra năm 2013, tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,5 tuổi, của nữ giới là 75,8 tuổi. Tuổi thọ trung bình chung của cả hai giới là 73,1 tuổi so với năm 2009 là 72,8 tuổi. Tuổi thọ cao và tăng thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao. Cơ cấu dân số Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng tức là có nhiều người trong tuổi lao động. Đó là tiềm năng to lớn về nguồn lực lao động để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Phân bố dân số. Với mật độ dân số 270 người/km2 vào năm 2013, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới, đứng thứ 16 ở Châu Á và đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (7.971 người/km2) và Philippines (321 người/km2). Theo Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35-40 người. Như vậy, ở Việt Nam mật độ dân số gấp hơn 6 lần mức trên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
___Cườn___
23/03/2021 22:25:39
+4đ tặng

Câu 1 :Quan trọng nhất ở đây là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ những người nông dân làm nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Đó còn là quá trình chuyển đổi liên tục ở những nơi vốn là đô thị rồi, làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành thị”.

Hai chỉ báo đặc trưng của đô thị hóa đó là hình thức cư trú – sự tập trung dân cư và hoạt động sản xuất của cư dân. Như vậy có thể thấy quá trình đô thị hóa biểu hiện qua các tiêu chí:

– Dân số đô thị ngày một tăng lên và không gian vật chất ngày càng mở rộng ra với các hình thức kiến trúc mới.

– Số lượng dân cư tập trung trên địa bàn đô thị ngày càng cao.

– Các hoạt động chủ yếu là hoạt động phi nông nghiệp.

– Lối sống đô thị ngày càng ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.

Một số thuận lợi của việc gia tăng đô thị hóa: Đô thị hóa được xem như là trung tâm thương mại và công nghiệp. trung tâm y tế và chính trị, thu nhập quốc gia cao, sức khỏe được cải thiện, học vấn cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống cùng với nhiều thuận lợi khác như thông tin đa dạng, năng động và sự đổi mới.

Một số bất lợi của quá trình đô thị hóa: mật độ dân số ở đô thị tầm cỡ chưa từng có. Nhu cầu về đất đai gia tăng dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thu hẹp dần. Sản phẩm thải ra môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Xã hội ở đô thị dần dần được chia thành hai nhóm người: nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp. Thiếu nguồn nước sạch.

Đô thị được xác định bằng các yếu tố đặc trưng là diện tích đất sử dụng, vị trí và dân số. Các đô thị đều chiếm một diện tích đất rộng, ở vào vị trí thuận lợi giao thông và dân số thì rất đông. Các điều kiện nhiên như khí hậu, điều kiện sống được cải thiện nên cũng đã thu hút người dân ở nông thôn ra sống ở đô thị. Thêm vào đó, do công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp trở nên dư thừa, mà ở đô thị, khu công nghiệp lại cần lao động để bổ sung nên đã có sự di dân từ nông thôn ra thành phố.

Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao độ này đã có tác động lớn đối với môi trường. Các chất khí thải, nước, rắn, chất độc hại cho môi trường không phải là cục bộ nữa mà là có quy mô rộng lớn. Các dòng xả nước thải gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các loại bụi bẩn hóa chất, silic, vụn thép, muội bám trên lá cây, phủ trên mặt đất, đi theo đường hô hấp vào phổi người, gây hại cho sức khỏe con người.

Đô thị hóa dẫn đến nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Một số thay đổi đó như: thay đổi mô hình sử dụng đất, tăng trưởng mật độ dân số, tăng sử dụng phương tiện giao thông và năng lượng hoạt động chuyên sâu, tăng trưởng công nghiệp, tăng cường tiêu dùng và thải loại chất thải.

Nếu đô thị hóa không có kế hoạch tăng trưởng dẫn đến gây thiệt hại lan rộng đến hệ sinh thái hiện tại, nạn phá rừng và mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường. Đường bê tông xi măng, các tòa nhà và đường băng thay đổi các suất phản chiếu của các đô thị, là giảm dòng chảy tự do của không khí.

Ở đô thị, mức độ sử dụng năng lượng lớn như các ngành công nghiệp, ô tô, các toàn nhà bê tông đã trở thành nhiều hơn và phổ biến hơn. Cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, thoát nước và cấp nước đã không hoàn toàn đáp ứng sự di cư ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo ra một phân chia lớn trong chất lượng cuộc sống giữa giàu và nghèo. Mà vấn đề cần quan tâm được đặt ra hàng đầu là sự di cư không kiểm soát được của người dân từ các địa phương bên ngoài kéo vào đô thị.

Hầu hết các di dân sẽ là người nghèo nông thôn sẽ sống trong các khu ổ chuột hoặc khu định cư phân tán. Sự phát triển của mật độ dân số dẫn đến điều kiện vệ sinh kém và mất điều kiện vệ sinh. Dân số lớn cũng dẫn đến tiêu thụ thực phẩm, nước và năng lượng nhiều hơn, đặt căng thẳng lớn về môi trường.

Đặc trưng của đô thị là khu công nghiệp, trong đó có đủ các loại công nghiệp. Sản xuất công nghiệp ngày càng mạnh thì môi trường đô thị càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm này bao gồm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Dẫu cho kỹ thuật phát triển cao thì ô nhiễm vẫn không theo đó mà giảm, đôi lúc còn ngược lại.

Đô thị hóa dẫn đến thay đổi trong việc sử dụng đất tự nhiên mô hình, loại bỏ các cây, xây dựng đường giao thông và các tòa nhà cao tầng. Những thay đổi này thay đổi suất phản chiếu bề mặt tự nhiên và thoát nước tự nhiên. Cấu trúc xi măng, bê tông cũng thay đổi nhiệt dẫn. Việc xây dựng các tòa cao ốc dẫn đến sự hạn chế trong thông gió, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thích hợp, do dó ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân. Người ta không quan tâm đến sức sống của môi trường đất mà chỉ quan tâm đến tính cơ lý, độ bền, tính chịu lực, đất nền. Mặt khác, đất được phủ bê tông, xi măng hay nhựa rải đường, cho nên sự trao đổi giữa môi trường đất và yếu tố tự nhiên bị hạn chế tối đa. Tính thấm nước, độ xốp, sự trao đổi không khí không còn nữa. Còn ở những khu công nghiệp thì đất bị ô nhiễm nặng bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và các dòng sông. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các vùng đất ngập nước. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình thấm, dòng chảy tự nhiên và tăng cường quá trình bốc hơi. Hệ thống nước sông rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào, hệ thống nước ngầm cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ô nhiễm hoặc sụt lún.

Các ngành công nghiệp nằm gần các thành phố là nguồn gốc chính của không khí, nước và ô nhiễm đất đai. Hầu hết các năng lượng cần thiết để hỗ trợ các ngành công nghiệp và cuộc sống đô thị được sản xuất bằng các sử dụng nhiên liệu hóa thạch ví dụ như than, xăng, diesel hoặc khí tự nhiên. Mỗi kết quả trong sự gia tăng phát thải các khi nhà kính CO2. Biểu hiện nặng nề nhất là các loại khí SO¬x¬, NO¬x¬, CO¬x¬ và những khí gây hiệu ứng nhà kính, kể cả gây thủng tầng ôzôn (C.F.C). Sự phát triển đô thị càng mạnh, ô nhiễm không khí càng nặng nề. Tiếng ồn của đô thị cũng là một loại ô nhiễm hết ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Tiếng ồn ở các nhà máy, giao thông ở các đường phố, xa lộ với mật độ xe cộ ngày càng cao hơn thì mức độ ô nhiễm càng trở nên nặng nề hơn nhất là ở các giao lộ. Ô nhiễm tiếng ồn và khí thải ở đô thị cao hơn gấp nhiều lần so với nơi khác. Ô nhiễm bụi trong không khí từ các nhà máy xi măng, ô nhiễm bụi trong giao thông là mối nguy hại đối với môi trường đô thị. Ô nhiễm môi trường không khí đô thị còn được biểu hiện bằng các ổ dịch bệnh và mức độ lan truyền dịch nhanh chóng bởi mật độ dân cư quá lớn cùng với lối sống thiếu vệ sinh môi trường.

Đa dạng sinh học trong môi trường đô thị so với môi trường khác đã bị giảm thiểu. Bỏi vì dân số phát triển, vì cuộc sống và lợi ích của mình con người đã chèn ép, phá vỡ và tiêu diệt các loài khác. Cho nên hệ sinh thái trên mặt đất, trên bầu trời, trong lòng đất, trong kênh rạch, sông hồ cũng giảm thiểu. Các loài động vật có chăng chỉ còn lại gia cầm, chó, mèo, heo, gà ở khu chăn nuôi công nghiệp. Sự can thiệp thô bạo của con người làm những loài thủy sinh như: các vi sinh vật, tôm, cá, thủy sản có lợi bị giảm thiểu trong các sông rạch đi qua thành phố. Thảm thực vật cũng bị tàn phá, vì vậy các giống loài thực vật bị tiêu diệt theo đà phát triển sử dụng đất đô thị, và hệ thực vật tự nhiên cũng bị giảm thiểu. Còn chăng chỉ là hệ thực vật nhân tạo ở công viên hoặc trong các rừng phòng hộ.

Các khu dân cư tập trung: đặc điểm nổi bật của đô thị là khu dân cư tập trung. Đô thị hóa đồng nghĩa với tập trung dân cư và công nghiệp. Mà ta biết rằng ở bất cứ nơi nào, số lượng người càng tăng thì ô nhiễm càng cao. Dẫu rằng có một số biện pháp xử lý ô nhiễm, dẫu rằng có một hệ thống giáo dục và quản lý môi trường, nhưng tác động và mật độ dân cư đông và số dân cao vẫn làm tổn hại đến môi trường, nhất là ở các đô thị của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các khu dân cư của đô thị châu Âu với châu Á, giữa Việt Nam với Malaysia… tùy theo tập quán mỗi dân tộc.

Hệ thống giao thông đô thị: khởi thủy của một vùng đô thị thường là những nơi thuận tiện giao thông thủy bộ, theo đó kinh tế phát triển và sự gia tăng dân số khiến giao thông cũn phát triển. Hệ thống giao thông phản ánh trình độ phát triển của đô thị, nó gắn với giao lưu vận chuyển giữa các vùng, các khu công nghiệp, khu dân cư. Đô thị từ chỗ phát triển tự phát chuyển sang phát triển theo quy hoạch, trải qua nhiều giai đoạn mà giao thông chưa được biểu hiện như một yếu tố ưu việt, vì vậy, nhiều lúc giao thông đô thị trở thành một nhân tố hạn chế của môi trường đô thị: nạn kẹt xe, tiếng ồn, khí độc, độ rung, khói, bụi.

Hệ môi trường đô thị thì rất đa dạng phức tạp, nhưng có điểm chung là biểu hiện sự tác động mạnh của con người. Cân bằng sinh thái ở đây bị phá vỡ liên tục. Con người cố gắng để duy trì và phục hồi cân bằng sinh thái tự nhiên. Nhưng những cố gắng này chẳng thấm vào đâu so với tốc độ phá vỡ sinh thái.

Vì vậy, cuộc sống đô thị, lối sống công nghiệp có xác định vai trò trong việc xác định vai trò trong việc gây ra sự nóng lên toàn cầu. Nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến biến đổi khí hậu, bao gồm cả tăng tần suất và cường độ bão, lũ lụt và hạn hán. Đồng thời, sự gia tăng mực nước biển đến 90cm vào cuối thế kỷ 21, sẽ là thảm họa đến nhiều trung tâm đô thị nằm gần bờ biển. Như vậy, đô thị hóa dẫn đến những thay đổi đáng kể trong khí hậu đô thị. Một ví dụ như:

Đô thị hóa tạo ra một trung tâm thành phố ấm áp hơn so với môi trường xung quanh các vùng phụ cận. Hiệu ứng này được gọi là “đảo nhiệt đô thị” (Urban Heat Island) và được xuất hiện gần như ở tất cả các thành phố lớn trên thành phố lớn trên thế giới.

Từ những tác hại chung của biến đổi khí hậu đến đời sống toàn cầu, có thể nhìn nhận những tác hại đặc trưng của biến đổi khí hậu đến đô thị và quá trình đô thị hóa. Trái đất nóng lên làm nước biển dâng, gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của các thủy vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Cũng phải nói thêm rằng, nhiệt độ trái đất tăng/giảm hay mực nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc, tác động lên sinh vật như: thiếu thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái… Riêng về sức khỏe thì những đợt nóng xảy ra vào tháng 8/2003 ở châu Âu, gây tử vong đến 35.000 người đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Hơn một tháng rét đậm bất thường ở miền Bắc Việt Nam trong mùa đông năm 2007, cũng có thể là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã là chết hơn 53.000 gia sức, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chưa nói đến thiệt hại về lúc, các loại hoa màu khác và các cây con hoang dã ở các vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền.

Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thường Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn… Tình trạng thiếu hụt nước dâng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh, có thể dịch chuyển. Nguy có tuyệt chủng các loài động thực vật cũng gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng biểu hiện. Nguồn thủy sản bị phân tán.

Theo cảnh báo của IPCC thì nhiệt độ gia tăng có thể là điều kiện thuận lợi cho những loại tảo gay hại phát triển; khi con người ăn những loài thủy sản sống bằng những loài tảo đó sẽ bị bệnh tật. Thế rồi số dân cư sinh sống tại những vùng duyên hải sẽ gặp nhiều bão tố, lụt lội hơn. Tình hình xâm nhập ngập mặn cũng làm giảm bớt nguồn nước ngọt để sử dụng hằng ngày.

Có thể nói ngắn gọn về tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị và quá trình đô thị như: ảnh hưởng đời sống sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, các hiện tượng của biến đổi khí hậu làm phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị, làm ảnh hưởng môi trường sống của các sinh vật trong hệ sinh thái đô thị, mực nước biển tăng làm triều cường ngập úng xảy ra nhiều hơn trong các đô thị, bên cạnh đó, Trái đất nóng lên khiến cho hiện tượng hạn hán kéo dài, khan hiếm nước sạch xảy ra không chỉ trong các đô thị….

___Cườn___
bn chấm điểm cho mk nhá

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư