Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài văn Chiếc Thuyền Ngoài Xa

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
479
3
1
Tuấn Anh SPUR
24/03/2021 07:05:55
+5đ tặng

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với lối viết lãng mạn những vẫn chân thực và giàu cảm xúc. Khi chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật, ông đã viết lên truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa với hai bức tranh đối lập nhau giữa cái đẹp toàn bích của nghệ thuật và sự thật đau đớn phũ phàng của đời thực. Câu chuyện kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, nếu như những phát hiện mới mẻ của anh về vẻ đẹp nghệ thuật của thiên nhiên khiến người ta rung động, thì sự phát hiện về sự thật trần trụi và đắng cay của con người đằng sau vẻ đẹp ấy lại bóp nghẹt bao trái tim người đọc.

Tác giả đã viết lại câu chuyện của Phùng khi đi thực tế để săn tìm một bức ảnh đẹp nhất về chủ đề biển trong sương sớm theo yêu cầu của trưởng phòng. Anh đã quay trở lại vùng biển từng là chiến trường cũ nơi anh tham gia kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Nhân dịp này, anh thăm lại người bạn Đẩu nay đang làm chánh án tòa huyện. Sau nhiều buổi phục kích, cuối cùng Phùng cũng bắt gặp được một cảnh đẹp thiên nhiên trời cho khiến tâm hồn anh xao xuyến đến lạ lùng. Một chiếc thuyền ngoài xa mờ mờ ảo ảo trong sương sớm. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần, bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy không còn nữa, hiện ra trước mắt anh là sự thật nghiệt ngã về cuộc đời éo le, đầy tủi nhục của người đàn bà hàng chài. Sau những lần chứng kiến cảnh người chồng bạo lực vũ phu đánh vợ, Phùng đã xông vào can ngăn. Người đàn bà được đưa tới tòa án huyện. Trước những lời khuyên nhủ, giảng giải của Phùng và Đẩu về cuộc ly hôn, người đàn bà không những không đồng ý mà còn van xin họ đừng làm vậy. Câu chuyện của bà khiến cả hai người chiến sĩ cách mạng suy ngẫm lại về cuộc đời và nghệ thuật.

Nghệ thuật ở đây là một bức tranh thiên nhiên thật đẹp và sống động về chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm. Phùng gọi đó là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầy sương mù như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vẻ đẹp ấy khiến người nghệ sĩ rung động và xuyến xao. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến Phùng bối rối như tâm trạng khi đứng trước một người con gái đẹp. Phùng tự hỏi lòng mình Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Cảnh đẹp ấy đang xuyên thấu tâm hồn người nghệ sĩ, bóp thắt trái tim anh, làm nên cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Có lẽ Phùng đang dành hết tất cả xúc cảm của mình để hòa vào thiên nhiên. Anh muốn được thưởng thức nó một cách trọn vẹn. Cảnh đẹp ấy không phải ai cũng có thể cảm nhận được. Phải là người tinh tế, nhạy cảm mới trải nghiệm được hết món quà thiêng liêng mà thiên nhiên ban tặng. Phùng chụp vội những tấm ảnh để mang về chọn lọc cho trưởng phòng.

Thế nhưng, đằng sau bức tranh ấy lại là sự thật cay đắng về cuộc đời bất hạnh của người đàn bà làng chài. Chưa kịp tận hưởng hết những nét đẹp huyền diệu của thiên nhiên thì sự phũ phàng của cuộc đời đã phơi bày ngay trước mắt người nghệ sĩ. Tiếng quát mắng thô lỗ, cục cằn của người đàn ông trên thuyền làm Phùng bừng tỉnh. Hắn trút hết cơn giận bằng cách dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào vợ mình. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là người đàn bà dù bị đánh đau đến vậy vẫn không hề chống cự, cũng không có dấu hiệu trốn chạy. Điều đó càng làm Phùng thấy tò mò và khó hiểu. Anh ngỡ ngàng và chua xót trước sự thật éo le, trớ trêu ngay trên chiếc thuyền vừa đi vào bức ảnh nghệ thuật của anh. Người xem có thể cũng sẽ cảm nhận được một bức tranh toàn bích giống như anh vừa thấy, nhưng chỉ một mình anh chứng kiến được sự thật phũ phàng đằng sau vẻ đẹp toàn thiện của bức tranh. Phải chăng cuộc đời luôn ẩn chứa nhiều trái ngang mà người ta khó lòng phát hiện được ra nếu không tìm hiểu kỹ càng, chi tiết?

Sau nhiều lần chứng kiến cảnh bạo lực của người đàn ông vũ phu, Phùng đã quyết định xông vào can ngăn và đánh nhau với hắn, Phùng bị thương được đưa về tòa án huyện để băng bó. Tại đây, câu chuyện của người đàn bà làng chài khiến cả Phùng và Đẩu một lần nữa rung động và xót xa. Dù bị chồng đánh, nhưng bà không hề có ý định bỏ chạy hay ly hôn. Thậm chí khi Đẩu đề nghị bà ly hôn với lý do Bà không thể ở cùng người chồng vũ phu như vậy đâu, bà đã một mực chối từ và van xin các anh đừng làm vậy. Trong đôi mắt đượm buồn của người đàn bà đau khổ còn ẩn chứa biết bao nhiêu nỗi niềm. Các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc. Phải chăng giữa nghệ thuật và cuộc đời có sự ngăn cách lớn đến vậy sao? Phùng và Đẩu đã trải qua bao năm tháng gian khổ trong chiến tranh bom đạn, nay lại ngỡ ngàng trước tình cảnh của một người đàn bà làng chài bất hạnh. Người đàn ông mà các anh chứng kiến cảnh bạo lực, vũ phu đã từng là một người rất hiền lành. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, do cuộc sống khắc nghiệt đã khiến hắn trở thành con người thô bạo như vậy. Đã thế, họ lại đẻ nhiều, gia đình nào cũng trên dưới chục đứa, có khi cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… Lại một sự thật nữa được trưng bày đằng sau cảnh nghiệt ngã mà Phùng chứng kiến. Sau những trận roi đòn đớn đau ấy, họ vẫn có những phút giây bình yên bên nhau, dù chỉ là ít ỏi. Nhưng hơn hết, người đàn bà không chấp nhận li hôn vì bà thấu hiểu cuộc đời và hoàn cảnh của mình. Cuộc sống trên thuyền không thể thiếu người đàn ông những lúc sóng gió bão bùng. Hơn nữa, họ còn phải lo cho cả chục đứa con, nếu không có người đàn ông, làm sao có thể sống qua được.

Cuộc sống là vậy, có nhiều uẩn khúc bên trong những gì ta nhìn thấy. Đằng sau bức tranh thiên nhiên toàn bích đầy nghệ thuật của chiếc thuyền ngoài xa lại là cảnh bạo lực gia đình tàn bạo trong nước mắt khổ đau. Nhưng đằng sau giọt nước mắt ấy lại là sự nhẫn nhục, là đức hi sinh của người vợ dành cho con cái. Bà chấp nhận những trận đòn roi vì tình yêu thương vô bờ cho đàn con. Cuộc sống trên thuyền không có người đàn ông sẽ chẳng thể nào vượt qua được những lúc bão bùng mưa gió. Có thể Phùng và Đẩu sẽ thở dài sau câu chuyện của người đàn bà nhẫn nhục, nhưng trong thâm tâm họ lại dành sự xót thương, đồng cảm với những số phận cơ cực giống như bà. Lúc này, nghệ thuật và cuộc đời không đơn thuần chỉ là một bức tranh toàn bích, mà còn là sự cảm thông, thấu hiểu của những con người đang thưởng thức nghệ thuật.

Qua những tình huống trên, tác phẩm đã mang lại bài học về cách nhìn nhận cuộc đời qua cái nhìn toàn diện. Mặt khác, đó cũng là những khó khăn của nhân dân trong thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Chiến tranh kết thúc, bao nhiêu máu xương của người anh hùng đã đổ xuống, nhưng đằng sự ăn mừng chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc, đời sống nhân dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Những hủ tục, những tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, nghèo đói… vẫn đeo bám họ từng ngày. Bằng lối viết chân thực, giàu cảm xúc, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện niềm xót thương và lòng đồng cảm với số phận những người nông dân bất hạnh. Nhất là người phụ nữ, họ luôn sống cam chịu, nhẫn nhục và giàu đức hi sinh. Nếu như chiếc thuyền ngoài xa không tiến lại gần, có lẽ, Phùng sẽ không phát hiện ra sự thật đằng sau cảnh đẹp tuyệt trần mình vừa chụp được.

Sau này, mỗi khi nhìn lại bức ảnh, bóng dáng người đàn bà lam lũ vất vả lại thấp thoáng hiện ra giữa cảnh đẹp thiên nhiên mờ mờ ảo ảo. Tất cả đã làm nên một tuyệt tác thống nhất giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đồng thời, cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện tài tình của Nguyễn Minh Châu qua việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề – tư tưởng của tác phẩm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kiên
24/03/2021 07:28:56
+4đ tặng

Nguyễn Minh Châu với tác phẩm tiêu biểu cho cả phong cách lẫn nghệ thuật là "Chiếc thuyền ngoài xa” là thuộc trong số những nhà văn mở đường tài năng, tinh anh nhất cho văn học nước ta hiện nay. Quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự đời thường đã được thể hiện rõ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Ở tác phẩm này ông thật sự thành công với nghệ thuật miêu tả nhân vật, ông đã xây dựng được các nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Nhân vật Phùng là một người quý trọng và say mê nghề nghiệp nhiếp ảnh của mình, anh được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp một bức ảnh thuyền và biển trong sương mù vào giữa tháng bảy để in trong bộ lịch năm sau. Chính vì muốn tìm tới những điều mới lạ và đẹp đẽ cho nên Phùng đã tìm về vùng ven biển miền Trung nơi chiến trường xưa. Phùng còn là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, yêu tha thiết cái đẹp. Trước vẻ đẹp toàn bích của cảnh vật, tâm hồn người nghệ sĩ trở nên khó tả: “tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào… tôi tưởng như chính mình vừa tham gia vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Trong giờ phút thăng hoa cùng cái đẹp anh cảm nhận cái đẹp chính là đạo đức”. Là người yêu cái đẹp khi mà được chứng kiến được chạm vào vẻ đẹp ấy thì quả là một điều tuyệt vời khó có thể diễn tả nổi

Muốn có được những khoảnh khắc và bức hình ăn ý, Phùng đã bỏ ra thời gian là một tuần lễ suy nghĩ tìm kiếm, phục kích mới chụp được một bức ảnh ưng ý, một cảnh đắt trời cho.Trong tác phẩm này, anh không chỉ là người yêu cái đẹp mà thờ ơ với mọi thứ mà còn là người căm ghét áp bức bất công, dám đối diện với cái ác và hành động chống lại cái ác. Sau phút ngỡ ngàng thấy cái ác, diễn ra ngay trước mắt, Phùng đã phản xạ một cách tự nhiên như một người yêu sự công bằng. Anh vội vàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy đến ngăn cản người đàn ông vũ phu.

Là người từng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con người. Anh vẫn giữ quan điểm từ thời chiến tranh “cái xấu ắt là từ phía địch”, vì thế anh đã ngộ nhận “gã đàn ông vũ phu kia hẳn là từng đi lính ngụy”, rồi đặt ra một câu hỏi “lão ta trước hồi 75 có đi lính ngụy không?”. Anh cho rằng hành động của anh là hành động của một người anh hùng “tôi nện hắn ta bằng tay không nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay của một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay của một người lính đã từng mười năm cầm súng”.

Hình ảnh người đàn bà hàng chài không có tên, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh. Người đàn bà ấy thật đáng cảm thông trân trọng sâu sắc chính bởi vì đức bao dung chịu thương chịu khó của người. Chồng của bà là một người đàn ông trước kia là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” nay là một người chồng độc ác. Ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đem lại cái phần thiện trong người đàn ông ấy? Trong một gia đình như gia đình vợ chồng làng chài, những đứa trẻ như chị Phác, cậu bé Phác lớn lên và sẽ thành người như thế nào. Những người như Phùng khi chứng kiến cảnh tượng đó phải trăn trở đối phó ra sao. Chính vì thế cốt truyện đóng góp một phần quan trọng không kém trong khắc họa những nội dung của tác phẩm. Những tình huống chứa đầy sự nghịch lí: Một trưởng phòng muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con người. Một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó lại chứa những cái xấu ác. Một người đàn bà bị chồng đánh dã man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ. Từ đó ta rút ra một triết lí nhân sinh sâu sắc rằng: ”Cuộc sống không hề đơn giản mà phức tạp, không dễ gì khám phá. Người nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều chiều khi phản ánh hiện thực cuộc sống".

Với lời kể tự nhiên và giống như tác giả cũng đang là người chứng kiến tất cả những cảnh đó cho nên những cảnh và cảm xúc tới với độc giả thật tự nhiên và đầy những nghệ thuật điển hình giúp tác phẩm ngày một thành công và giàu ý nghĩa hơn. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×