Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
242
1
0
Kaneki Ken
24/03/2021 19:35:16
+5đ tặng

Ai trong chúng ta cũng muốn thành công trong sự nghiệp, nhưng thành công không tự nhiên mà có, tất cả đều được tạo ra từ sự kiên trì, nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ông cha ta xưa kia có câu tục ngữ thật hay: “Có chí thì nên.” Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? “Chí” ở đây là ý chí, nghị lực của mỗi người - nó thuộc về yếu tố tinh thần. Còn “nên” muốn chỉ đến sự thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ sử dụng mối quan hệ nhân quả thông qua từ “thì” ý chỉ nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn và tiến đến với mục tiêu mà bản thân mong muốn đạt được. Như vậy, đây là lời khuyên của ông cha ta dành cho thế hệ sau về nghị lực trong cuộc sống. Sự kiên trì, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

 Hẳn bạn đã từng một lần nghe tới cái tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được. Thế nhưng giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một giảng viên đại học. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ mai sau. Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự.

Vậy nên mỗi bước nhỏ trong kế hoạch cũng đều là một viên gạch để giúp chúng ta bước gần hơn tới mục tiêu của mình. Nếu như không có ý chí thì liệu hai con người này có thể làm nên được những điều kỳ diệu đến thế không? Liệu Nguyễn Ngọc Ký có trở thành một người thầy giáo khiến bao thế hệ phải thán phục? Hay Thomas Edison liệu có được cả thế giới nhắc tới như một nhà bác học vĩ đại nhất hay không?

Với lớp trẻ, lớp thanh niên, câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta về ý chí, về chí hướng cần có trong đời để làm nên sự nghiệp, giúp ích cho xã hội. Nếu không có ý chí, chắc chắn sẽ không thể có được thành công, thậm chí có thể đi theo hướng sai lầm. Khi còn là học sinh, sinh viên, chúng ta cũng cần đặt ra cho mình những hướng đi rõ ràng và thực hiện nó bằng tất cả nỗ lực của mình bằng việc học tập, tu dưỡng tốt.

Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
25/03/2021 11:31:45
+4đ tặng

Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Một trong những câu tục ngữ đã để lại những bài học đúng đắn đó là: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người khi trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.

Những tấm gương sáng trong thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Những người như chúng ta, đầy đủ chân tay thì việc viết chỉ bằng tay không thuận còn là cả vấn đề. Vậy mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vì ham học, đã quyết tâm tập viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt. Con người cần hàng triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và họ cũng mất từng đấy thời gian cho việc sử dụng thành thạo đôi tay trong học tập, lao động. Nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã lập nên kỳ tích, đã tạo ra điều kỳ diệu ngay giữa cuộc sống đời thường. Những nét chữ đầu tiên thực sự khó khăn. Song với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường mình đã chọn. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký trở thành nhà giáo ưu tú dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, là tấm gương quen thuộc với học sinh chúng ta. Đôi bàn chân này làm nhiệm vụ của đôi chân, và của cả đôi bàn tay khéo léo.

Trong lao động, người ta cần nhắc tới đầu tiên chính là nhà bác học Lương Định Của. Mặc dù là nhà bác học, nhưng để lai tạo thành công giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống được sâu rầy, ông làm việc vất vả cực nhọc không khác gì người nông dân đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng vậy, ông bì bõm dưới ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Phải qua vài vụ lúa mới xong một đợt. Cứ thế hết đợt này đến đợt khác, đích thân nhà bác học thực hiện công trình nghiên cứu. Nhờ có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại của ông mà những giống lúa mới liên tiếp ra đời, giống sau tốt hơn giống trước. Vì thế, nhân dân cả nước không những được no ấm mà chúng ta còn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×