Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi thành thành viên của ASEAN

Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi thành thành viên của ASEAN?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
157
2
0
Thiên sơn tuyết liên
25/03/2021 19:42:45
+5đ tặng

- Thuận lợi:

  • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
  • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
  • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...

- Khó khăn:

  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
26/03/2021 12:17:06
+4đ tặng

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thuận lợi lớn nhất là cơ đồ đất nước sau hơn 30 năm đổi mới. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới và đặc biệt từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng và nhanh chóng nổi lên là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất, một đối tác đáng tin cậy ở khu vực, cũng như trong khối ASEAN. Sau 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành một trong những thành viên chủ chốt của Hiệp hội. Thành công trong xây dựng, phát triển đất nước và đối ngoại trong thời gian qua giúp Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với tâm thế mới.

Cùng với tiến trình hội nhập, Việt Nam cũng đã tích lũy kinh nghiệm ngoại giao đa phương nói chung, ASEAN nói riêng một cách dày dặn. Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 1998 và 2010; Chủ tịch APEC năm 2006 và 2017; Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Có thể thấy, trải qua hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương đã trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam được mở rộng và đi vào chiều sâu ở tất cả các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại quốc hội và đối ngoại nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hỗ trợ phát triển và tạo vị thế mới của Việt Nam...

Trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là động lực kinh tế toàn cầu, trọng tâm quyền lực thế giới chuyển từ Tây sang Đông, ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác. Đông Nam Á được xem là khu vực tương đối ổn định trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc. Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới. Với quan hệ đối thoại sâu rộng, đa tầng nấc, đa lĩnh vực, ASEAN hiện là tổ chức khu vực thu hút sự quan tâm, coi trọng hợp tác nhất trên thế giới. Do đó, năm 2020 sẽ là thời điểm để Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo chiến lược, dẫn dắt ASEAN phát triển bằng những chính sách do mình đề ra. 

Một vấn đề nữa vừa là cơ hội, song cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 là việc các nước cùng thúc đẩy đàm phán xây dựng hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Về chủ quan, trước hết là nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhất là việc đồng thời đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải tối ưu hóa các nguồn lực, đồng thời cần huy động nguồn lực toàn dân, trong đó nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp tư nhân tham gia hỗ trợ triển khai nhiệm vụ đối ngoại quốc gia. Về khách quan, ASEAN còn nhiều chia rẽ, còn nhiều bất cập, vấn đề nội bộ. Lâu nay, thách thức lớn nhất đối với tất cả các chủ tịch ASEAN luôn là làm sao tập hợp được đoàn kết, nhất trí, ủng hộ các ưu tiên, trọng tâm mà nước Chủ tịch thúc đẩy; đồng thời làm sao các tác động của tình hình khu vực và thế giới không làm cho ASEAN bị suy yếu.

Một thách thức lớn khác là xu thế đơn phương, chính trị cường quyền đang nổi trội, có lúc lấn át xu thế đa phương. Một mặt, đối thoại và hợp tác vẫn là xu thế chung trong quan hệ giữa các nước, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, gia tăng kết nối giữa các quốc gia và khu vực sẽ tạo tiền đề cho châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, là động lực chính cho phát triển toàn cầu. Mặt khác, những yếu tố tiêu cực như cạnh tranh nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, tình trạng coi thường luật lệ, lạm dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế vẫn còn phổ biến, thậm chí gia tăng. Các yếu tố này tác động trực tiếp tới tâm lý của các nước trong khu vực, trong đó có các nước thành viên ASEAN. Đồng thời, nhiều vấn đề mang tính quốc tế như Biển Đông, Rakhine-Myanimar, bán đảo Triều Tiên… chưa được giải quyết triệt để, sự khác biệt trong lợi ích của các nước sẽ tiếp tục là những vấn đề nổi lên, ảnh hưởng đến việc điều phối, chèo lái quan điểm, lập trường của ASEAN.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư