– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Ví dụ: Tuần trước, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này. Trong đó: + Chủ ngữ: Những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hành động. + Vị ngữ: Đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hưống vào đối tượng khác. + Phần phụ: Cây cầu này. Đây là thành phần phụ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ. – Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Ví dụ: Tuần trước, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân. Trong đó: + Chủ ngữ: Cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào (những người công nhân). + Vị ngữ: Đã được xây dựng xong. + Phần phụ: Những người công nhân. Câu chủ động và câu bị động là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ đi kèm để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng. 1. Chủ ngữ của câu: a) Mọi người yêu mến em là Mọi người. b) Em được mọi người yêu mến là 2. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu ở bài 1 khác nhau: – Chủ ngữ trong câu a chỉ người (mọi người) thực hiện hoạt động yêu mến hướng vào người khác (em). – Chủ ngữ trong câu b chỉ người (em) được hoạt động của người khác (mọi người) hướng vào. Như vậy, chủ ngữ trong câu a chỉ chủ thể của hoạt động còn chủ ngữ trong câu b là chỉ đối tượng của hoạt động.