PTBĐ: Biểu cảm
Khổ thơ là cảm xúc của tác giả trước đoàn người vào lăng viếng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Nếu như có một mặt trời ngày ngày đi qau trên lăng để mang lại ánh sáng sự sống đên cho vạn vật muôn loài thì trong lăng cũng có một mặt trời đỏ, chính là Bác. Bác chính là nguồn sáng soi đường dẫn lối, đem đến sự sống, độc lập tự do, hạnh phú cho dân tộc Việt Nam. Với nghệ thuật ẩn dụ đã cho thấy công lao to lớn của Bác, sự vĩ đại sánh ngang với tầm vũ trụ. Bởi biết bao người đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng thất bại. Nhưng chỉ có Bác, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đã trở về lãnh đạo Cách mạng, lật đổ áp bức, đem lại quyền sống cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ cũng cho thấy sự tôn kính của nhà thơ đối với vị cha già của dân tộc. “Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.Mỗi người được ví như một đóa hoa.Dòng người là những tràng hoa đi trong thương nhớ khôn nguôi để dâng lên cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Đó cũng chính là lòng thương nhớ, thành kính thiêng liêng của nhân dân với Bác.