Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc - Chu Quang Tiềm trong cuốn Bàn về đọc sách đã từng viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Quan điểm trên đã chỉ dẫn chúng ta đến một phương pháp đọc sách.
Vậy thế nào là “đọc sách không cốt lấy nhiều”? Từ xa xưa cho đến nay, con người đã viết được rất nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Kho tri thức có được từ những cuốn sách ấy là vô hạn. Mà quỹ thời gian của mỗi người thì quá ngắn ngủi để có thể đọc hết toàn bộ được số sách khổng lồ đó. Những kiến thức mà chúng ta học được giống như một giọt nước giữa đại dương vô tận. Vậy nên, khi đọc sách, chúng ta không nên quá quan trọng việc mình đã đọc được bao nhiêu cuốn, đó là nhiều hay ít. Vì việc đọc sách không phải là một cuộc chạy đua đuổi theo số lượng.
Mà thứ cần thiết phải theo đuổi khi đọc sách cần lại là chất lượng: “ quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách cần chú ý đến mục đích đọc sách (đọc sách để nghiên cứu lĩnh vực mình đang theo đuổi hay đọc để giải trí). Nội dung chính của cuốn sách đó cũng là một yếu tố quan trọng để chọn lựa. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả. Chẳng phải các bậc hiền tài ngày xưa cũng phải nhờ đến đọc sách mời thành công hay sao? Chắc hẳn không ai là không từng nghe đến “Lưỡng quốc Trạng nguyên” - Mạc Đĩnh Chi. Vì nhà nghèo không có đèn dầu để học, ông liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn để đọc sách, dùi mài kinh sử. Đến ngày đi thi, ông đỗ trạng nguyên và được cử đi sứ sang Trung Hoa. Nếu những con người đó họ không giày công rèn luyện đọc sách thì liệu có đạt được thành quả như vậy?
Thế giới hiện đại là thời đại phát triển của khoa học công nghệ, con người thường thích sử dụng một chiếc điện thoại hay máy tính để xem phim, nghe nhạc hơn là cầm một cuốn sách để đọc. Chính điều đó khiến cho văn hóa đọc đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - những con người yêu thích công nghệ. Nhiều người không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Đôi khi, đọc sách cũng không còn là một sở thích được ưa chuộng nữa. Chính vì vậy, quan điểm của Chu Quang Tiềm sẽ trở thành một định hướng đúng đắn góp phần khơi dậy hứng thú đọc sách cho nhiều người.
Đối với những học sinh như chúng tôi, đôi khi việc đọc sách trở thành một điều ép buộc phục vụ cho việc học tập trên lớp. Bản thân tôi là một người rất thích đọc sách nhưng đôi khi cũng bị những thiết bị công nghệ đầy tiện ích xung quanh hấp dẫn. Nhưng khi đọc được quan điểm này của Chu Quang Tiềm, tôi cảm thấy bản thân đã tìm ra được một phương pháp đọc sách đúng đắn.
Như vậy, tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra cho chúng ta một lời chỉ dẫn thực sự hữu ích về phương pháp đọc sách. Mỗi người hãy tích cực đọc sách hơn nữa để có thể nâng cao kiến thức của bản thân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |