Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài nói với con người cha căn dặn con điều gì

trong bài nói với con người cha căn dặn con điều gì 
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
3.157
5
3
Thiên sơn tuyết liên
31/03/2021 22:09:13
+5đ tặng
 Câu thơ "Không bao giờ nhỏ bé được" là câu thơ thể hiện khẳng định con đường làm nên sự nghiệp lớn, sống đúng với chính bản thân mình và tự mình giành được mọi thứ trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Nhung
31/03/2021 22:09:17
+4đ tặng

Trong mỗi gia đình, nếu mẹ là người giữ lửa, giữ sự ấm áp cho mái nhà thì cha là trụ cột của gia đình. Bề ngoài, cha thường nghiêm khắc nhưng ẩn chứa bên trong là cả một trái tim bao la, thương yêu các con hết mực. Cha dạy con những điều lớn lao trong cuộc sống, là bờ vai vững chắc để các con nương dựa. Có biết bao áng văn thơ viết về tình cảm cha con. Y Phương – nhà thơ dân tộc Tày cũng mang đến cho thi đàn một tiếng thơ giản dị, hồn nhiên mà không kém phẩn sâu sắc về tình cha con ấm áp qua bài thơ Nói với con.

Tác phẩm dược viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Đặc biệt, bài thơ không đưa ra những chân lí to tát mà là lời tâm sự chân thành của một người cha dành cho đứa con yêu quý, dạy con hãy biết yêu thương, quý trọng, phát huy truyền thống của quê hương. Qua đó, tình cảm cha con hiện lên thật ấm áp và cao cả biết bao.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu một khung cảnh gia đình, quê hương thật đầm ấm, yên vui :

Chân phải bước tới cha

Chần trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Câu thơ được diễn đạt tự nhiên tái hiện không khí gia đình rộn rã tiếng cười. Đó là tiếng cười của con trẻ bi bô tập nói, chập chững tập đi ; là niềm hạnh phúc rạng ngời của mẹ cha khi thấy con mình dần khôn lớn. Trong bốn câu thợ, tác giả sử dụng bốn từ “bước”. Đó là bước chân của đứa con thơ đang tập đi, và đó cũng là bước chân của con đang dần bước vào cuộc đời rộng lớn. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, người con được sống trong vòng tay ấm áp, dìu dắt của mẹ cha thì đến những vần thơ tiếp theo, đứa con ấy còn được nuôi dưỡng bởi cái nôi lớn hơn : cái nôi quê hương, “đồng mình” :

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken cảu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

“Người đồng mình ” – cách nói sao mà giản dị, gần gũi. Người cha muốn đứa con bé nhỏ hiểu về sự chân chất, mộc mạc của người dân quê mình. Đó là những con người cần cù, chăm chỉ làm lụng (“Đan lờ cài nan hoa”). Nhưng bên cạnh đó họ còn có một tâm hồn rộng mở, tràn đầy tinh thần lạc quan (“vách nhà ken câu hát”). Động từ “ken” được sử dụng thật tự nhiên thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người “đồng mình”. Hình ảnh giàu sức ẩn dụ “Con đường cho những tấm lòng” thể hiện cuộc sống gắn bó, thấm đượm tình yêu thương, san sẻ của đồng bào. Với lối nói mộc mạc, chất phác, người cha giúp con cảm nhận được không khí ấm áp, hạnh phúc, yêu thương, nồng đượm của gia đình, quê hương mà từ đó đứa con được sinh ra, nuôi dưỡng, trưởng thành.

Trong mạch nguồn tâm sự, người cha còn cho con hiểu thêm về truyền thống đáng tự hào của “người đồng mình”, của quê hương, bản làng :

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Nhà thơ đã đưa vào thi phẩm cách đo đếm của người dân quê mình khiến cho lời thơ mang đậm phong vị dân tộc, giản dị mà sâu sắc biết bao : “Cao đo nôi buồn – Xa nuôi chí lớn”. Tác giả lấy khoảng cách cụ thể (cao, xa) để đo những đại lượng vô hình (nỗi buồn, chí lớn) từ đó người cha muốn con hiểu rằng : người đồng mình sống thật sâu sắc và có ý chí, nghị lực mạnh mẽ ; người đồng mình có một trái tim ấm áp và một nghị lực phi thường. Từ đó, người cha muốn hướng người con đến vấn đề sâu xa hơn – vấn đề lẽ sống :

Sông trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Y Phương không phải là nhà thơ duy nhất đưa lẽ sống vào thơ. Đã có biết bao nhà thơ, nghệ sĩ viết về vấn đề này. Nhà thơ Tố Hữu đã viết vể lẽ sống “cho – nhận” ở đời (“Sông là cho đâu chi nhận riêng mình”); nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua ca từ đã đề cập đến lẽ sống yêu thương (“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”) Đó đều là những lẽ sống cao thượng, đẹp đẽ. Nhà thơ dân tộc Tày Y Phương qua cách nói “thô sơ” mà sâu sắc ý tình đã đem đến bài học : sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Cụm từ “không chẽ” được lặp lại hai lần nhằm khẳng định ý chí mạnh mẽ của con người. Người cha muốn dạy con lẽ sống có ý chí mạnh mẽ : “Sống như sông như suối – Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc”. Đây thực sự là điều cần thiết cho mỗi con người khi bước chân vào đường đời lắm chông gai, nhọc nhằn bởi lẽ “đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình” :

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Sự giản đơn bề ngoài “thô sơ da thịt” như càng làm tăng thêm sức mạnh niềm tin, ý chí bên trong mỗi con người. Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi) vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người cha muốn nói với con : chính người dân quê mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương giàu đẹp. Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào, kiêu hãnh. Cha đã nhắc nhở, chỉ dạy cho con về phẩm chất, phong tục, truyền thống cao quý của quê hương mình. Đố là tình yêu thiêng liêng cần có trong bản thân mỗi người.

Bài thơ khép lại bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìu mến với bao niềm hi vọng của cha đặt vào đứa con yêu :

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con

Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quý giá hơn mọi thứ trên đời đó là ý chí, nghị lực, truyền thống của quê hương. Lời dặn ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương. Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con.

2
4
Vy
31/03/2021 22:09:23
+3đ tặng
Người cha mong con sẽ biết tự hào về truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là niềm tự tin, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ, cao đẹp của quê hương mình.
1
1
Gonduc
31/03/2021 22:09:40
+2đ tặng
Cha ơi, con từng ước ao trở thành một sinh viên để được sống giữa mùa thu Hà Nội có những con đường tràn ngập hoa sữa và hương cốm làng Vòng. Giấc mơ của con đã trở thành hiện thực, cha ôm con vào lòng và vỗ về. Ôi, hơi ấm từ vòng tay cha sẽ là sức mạnh để con bước tiếp hành trình của đời mình. Giờ đây phải xa cha, xa làng quê dù con đã được ngắm nhìn hoa sữa dịu dàng giữa phố phường đông đúc, được tận hưởng vị cốm làng Vòng thơm mát nhưng con vẫn tự hào vì con vẫn là người đồng mình, trong con luôn mang theo hình bóng quê ta trong lời dặn của cha.
“Dẫu con đi hết cuộc đời vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Cha mẹ ơi, những lúc con gặp khó khăn, những lúc con kiệt sức, nơi con dừng chân bình yên nhất là nơi có bóng hình mẹ cha đang vỗ về. Nơi ấy, lời ru của mẹ, lời dặn của cha từ sâu thẳm kí ức hiện về. Lời cha nói ngày nào, cha ơi con vẫn khắc ghi.

Con lớn lên từ vòng tay âu yếm, yêu thương của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói điệu cười của con đều được cha mẹ dạy dỗ. Bài học của cha về tình quê hương, tình núi rừng, về lối sống giản dị yêu thương sẽ theo con trong suốt cuộc đời. Cha ơi, sống ở thành phố con được tiếp xúc với lối sống hiện đại, xung quanh con toàn những người xa lạ, là những đường phố tấp nập người qua nhưng bóng hình làng bản với hình ảnh “đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát” vẫn hiện hữu trong tâm hồn con. Đó là khoảng trời bình yên tươi mát con hướng về để dược thanh lọc. “Rừng cho hoa ; Con đường cho những tấm lòng”, và con người quê ta “ yêu lắm”, thương lắm”. Tuy “ thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé”, “ tự đục đá kê cao quê hương”, “ Cao đo nỗi buồn ; Xa nuôi chí lớn”. Như con sông, con suối vượt khắp thác ghềnh. Còn gì đẹp hơn thế nữa, cảm ơn cha, con sẽ không bao giờ quên nghĩa tình quê ta và tình yêu mà cha dành cho con.

Con biết rằng chẳng có nơi nào đẹp bằng quê mình. Mặc dù quê hương đã trải qua bao nỗi buồn, niềm đau nhưng mỗi người dân đều mang trong mình chí lớn đều mang khát vọng sống đẹp. Sống ở đời quan trọng là cách sống, con cảm phục người dân quê ta bởi sự chịu thương chịu khó, chấp nhận những gian truân để vươn lên sống trong sáng, thanh thản. Dù cuộc sống xa nhà của con cũng gặp không ít khó khăn, buồn phiền nhưng mỗi lần như vậy con lại nhớ về lời dặn của cha để cố gắng vượt qua. Cha ơi, con hạnh phúc vì có cha, cha đã dạy cho con bao điều quí giá từ cuộc đời này.

Cha còn dạy con phải biết nhìn nhận, biết khám phá những gì tốt đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài bình thường, thậm chí tầm thường. Con thấy yêu quí những gì giản dị, yêu những con người giàu tình thương, có ý chí quyết tâm sắt đá và có lối sống cao thượng. Những bài học của con trên ghế nhà trường, những gì trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp con càng thấy yêu quê hương, biết ơn cha mẹ hơn. Người làng quê mình quanh năm chân lấm tay bùn, chịu thương chịu khó nhưng tình cảm, trí tuệ thì không bao giờ nhỏ bé. Bằng bàn tay và sự sáng tạo họ đã nâng cao tầm vóc quê hương, kết tinh thành những sản phẩm văn hoá vật chất, tinh thần ... Quê hương mình giản dị, đời thường mà thật cao cả, kì vĩ ! Con tự hào vì được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này - Giờ đây khi phải đi xa, hành trang để con lên đường không gì tuyệt đẹp bằng tình quê. Con cảm ơn cha, cảm ơn quê hương yêu dấu đã cho con hiểu hơn vể cuộc sống, về con người và về cách sống đẹp. Cha ơi, con sẽ khắc ghi những lời cha dặn. Dù mai này có gặp nhiều thách thức trong cuộc sống, con vẫn xin hứa phải sống trong sạch, cao thượng - “Không bao giờ nhỏ bé” đâu cha.

Thầy con đã tâm sự rằng : Mỗi khi trở về mái nhà mình đã sinh ra, thầy luôn tìm được cảm giác bình yên mà không nơi nào có được. Đúng vậy phải không cha, chẳng nơi nào thân quen, đầm ấm như quê hương. Con sẽ mãi nhớ lời dặn của cha - đó là hành trang để con bước vào đời.
1
1
Duongthanhhuong
31/03/2021 22:24:29
+1đ tặng
Trong bài nói với con người cha căn dặn con điều gìNgười cha mong con sẽ biết tự hào về truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là niềm tự tin, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ, cao đẹp của quê hương mình
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư