Trong việc cung cấp nước đô thị tồn tại một sự khác biệt lớn giữa các thành phố lớn và nhỏ. Nước máy là nguồn cung cấp nước có sẵn tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội gần như là toàn bộ người dân được sử dụng nước máy, trong khi đó ở các thành phố nhỏ hơn chỉ có 60%.[8]. Tại các khu vực nông thôn, 75% dân số tiếp cận được nguồn nước sạch, nhưng chỉ có 51% số hộ ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.[9] Khoảng 60% các Công ty Sản xuất nước (WPCS) tham gia vào thị trường nước đóng tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên cho đến nay việc cung cấp nước phần lớn là do Chính phủ thực hiện. Các WPCS ngày càng giảm hoạt động.[8].Tại các khu vực nông thôn, giếng đào vẫn là nguồn nước quan trọng nhất, chiếm 39% -44%. Chỉ có 10% dân số nông thôn được cấp nước bằng đường ống.[10]. Ô nhiễm nước gây ra thiệt hại lớn nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng bằng này được coi là vựa lúa của Việt Nam. Ô nhiễm nước là nguyên nhân tăng nhanh tỷ lệ bệnh tiêu chảy, do hầu hết người dân ở khu vực này phụ thuộc vào nguồn nước mặt sông.[11]Bệnh lây qua đường nước phổ biến ở Việt Nam là tả, sốt thương hàn, lỵ, tiêu chảy và viêm gan A.[12] Trong trường hợp của bệnh tả, mặc dù số người chết do dịch tả đã không nhiều hơn 2 từ năm 1996, nhưng số lượng các trường hợp được báo cáo của bệnh tả là vẫn còn khá cao. Do nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, số lượng các ca được báo cáo bệnh tả là trên 500, đạt 1900 trong năm 2007, và 600 trong năm 2010.[13] Tỷ lệ tử vong do bệnh tả gần như 0% kể từ năm 1999.[13] Trong năm 2009, số lượng các ca bệnh tiêu chảy được báo cáo là 296.000 trong tổng số.[14]. Theo WHO, số trường hợp chết có liên quan đến tình trạng vệ sinh môi trường nước trong năm 2004 ở Việt Nam là 5938.[13] Một thực tế đáng ngạc nhiên là trong tổng số 5938 người chết, thì có đến 4905 là trẻ em dưới 5 tuổi, điều này có nghĩa trẻ em là nạn nhân chính của vấn đề vệ sinh nước, vệ sinh môi trường.Ô nhiễm không khíViệt Nam là một nước đang phát triển nhanh, với hơn 90 triệu người vào năm 2014.[15] Tuy nhiên phát triển kinh tế lại không quan tâm đến bảo vệ môi trường như tình trạng phá rừng ngày càng tăng, không kiểm soát được tiêu chuẩn khí thải xe, gây ô nhiễm xăng do khí thải của xe máy, quy hoạch đô thị nghèo nàn đã gây ra một áp lực lớn đến môi trường không khí, chất lượng không khí ở các thành phố lớn ngày càng giảm.