Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cảnh đẹp quê em


 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
408
1
1
Ancolie
02/04/2021 09:51:46
+5đ tặng
Tháp Bánh Ít là một trong bảy cụm Tháp trên đất Bình Ðịnh, một khu di tích đẹp, đặc sắc và còn lại nhiều tháp nhất, có giá trị văn hóa độc đáo trong kiến trúc của Việt Nam, được tạo lập vào giai đoạn cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời trị vì của hai quốc vương Harivarman IV và V.


Trước kia tháp Bánh Ít nằm trong phạm vi của làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên tháp này còn mang tên là tháp Tri Thiện, ngoài ra tháp Bánh Ít còn có những tên gọi khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour d'argent - tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một đồi núi đất đỏ, to, cao, trông có vẻ hùng vĩ, uy nghi, vượt hẳn những ngọn tháp khác. Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai ngọn giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.
Tháp cổng phía đông cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây. Ðây là kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc được xoi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng.

Một tháp cổng phía Nam cao chừng 10m có phần kiến trúc giống tháp cổng phía Đông và cùng phong cách kiến trúc Bình Ðịnh: bình đồ vuông, cửa hình mũi giáo, thân được tạo các cột ốp... Song ở tháp cổng phía nam có những đặc điểm riêng như bốn cửa thông nhau. Ðây là kiến trúc Posah có bộ mái khá đặc biệt, các tầng mái nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu trông giống như những quả bầu nậm, tạo cho di tích giá trị riêng biệt.
Tháp chính nằm trên đỉnh đồi, bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có một cửa chính ở phía Đông và ba cửa giả. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường đến 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi). Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những khối đá sa thạch, gắn liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có những tượng thờ bằng đá.
Cách tháp chính không xa, về phía Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp cao độ 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc và Nam. Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa. Tháp này giống như tháp phụ trong quần thể tháp Poklongarai ở Ninh Thuận. Ðế tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.

Ðồi núi của tháp Bánh Ít có nhiều trãng to, rộng, ở về cuối làng Huỳnh Kim, đầu các làng Ðại Lộc, Phong Niên, Vạn Mỹ và nằm bên cạnh dòng Tân An, sát cạnh quốc lộ số 1, bên cạnh cây số 1214 cách Qui Nhơn 15 km. Ở đây phong cảnh hữu tình, có gió mát cây xanh, cảnh vật kỳ thú yên tĩnh, có cây trái thơm ngọt trong mùa hè, phơi màu tươi thắm ở trên những trãng của đồi núi tĩnh lặng. Hơn nữa nơi đây có nhiều đá son, có giống chim "tò le" kêu rất kỳ lạ.
Di tích Tháp Bánh Ít cũng hội tụ nhiều nét kiến trúc khác nhau, là một trong những công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương Triều Chămpa đang được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Thư
02/04/2021 10:05:17
+4đ tặng
Tham khảo nha!!

Hồ Ba Bể nằm trên địa bàn xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 200km về phía Bắc. Từ thành phố Bắc Kạn đi Hồ Ba Bể khoảng 70km về phía Tây Bắc. Hồ Ba Bể được hợp thành từ 03 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm; là nơi hội tụ của 3 dòng sông là Sông Năng, Tả Hàn và Nam Cường; hồ có chiều dài hơn 8km, nơi rộng nhất là 2km, diện tích mặt nước là 500 ha, độ sâu trung bình là 20m, nơi sâu nhất là 35m, chứa khoảng 90 triệu m3 nước; trên hồ có nhiều hòn đảo nhỏ xinh đẹp như Đảo Bà góa, đảo Phong Lan, đảo An Mạ, ao Tiên… đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm, nhiều loài thuỷ vật và cá nước ngọt sinh sống có những loài đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như cá chép kính, cá dầm xanh, cá chiên... Hồ Ba Bể là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là nơi lý tưởng cho du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Theo truyền thuyết: Hồ Ba Bể xưa kia vốn là vùng đất đai trù phú, dân cư đông đúc, mùa màng bội thu, muông thú đua nhau tụ họp, ca hát líu lo, cuộc sống rất đỗi thanh bình. Đầu xuân năm ấy dân làng mở hội lồng tồng để vui chơi ca hát; ở trên trời, thấy cảnh trần gian tấp nập vui vẻ, Bụt liền hóa phép để thử lòng dân. Trời về chiều, hội sắp tan, bỗng nhiên mọi người thấy một con bò lạ, lông vàng óng, rất đẹp xuất hiện, thấy bò không có chủ, nhân lúc đói bụng, đám người xấu trong bản bèn rủ nhau bắt bò vàng làm thịt, họ đốt một đống rơm to thui bò vàng, sau đó cả bản chia nhau ăn uống linh đình, chỉ vắng mẹ con Bà góa nghèo ở cuối bản vì không có quần áo đẹp đi dự hội, được chúng mang đến chia cho ít da và cái đuôi bò, bà lão mang treo trên gác bếp. Hôm sau, có một Bà già ăn mặc rách dưới đến bản xin ăn, Bà đi đến đâu những con rận và rệp rơi lả tả đến đó khiến ai nhìn thấy cũng lắc đầu và chạy xa, vào đến bản bà lão đi từng nhà hỏi có ai thấy con bò đẹp màu vàng của mình bị mất hôm qua đâu không, ai cũng trả lời rằng không biết, cứ thế bà lão đi khắp bản hỏi cho đến tối cũng không tìm được bò vàng, mệt quá bà xin dân bản cho mình nghỉ nhờ, nhưng ai cũng xua đuổi và không cho bà ở, đi mãi tới tận cuối bản, gặp hai mẹ con Bà góa nghèo, vốn tính thương người, Bà góa mời Bà lão về căn lều của mình nghỉ tạm qua đêm. Đêm ấy chờ con ngủ say, Bà góa kể cho Bà lão nghe mọi chuyện về con bò vàng bị lạc và chỉ cho Bà lão chiếc đuôi bò còn treo trên gác bếp. Sớm hôm sau tỉnh dậy, trước lúc chia tay, Bà lão nói với hai mẹ con Bà góa: Ta không phải đến đây để hỏi chuyện mất bò, đó chẳng qua chỉ là việc thử lòng người mà thôi, cảm ơn hai mẹ con Bà có tấm lòng nhân hậu, đêm nay trước khi đi ngủ Bà nhớ rắc trấu xung quanh nhà cho cẩn thận và trong lúc nguy nan hãy thả vỏ trấu xuống nước sẽ làm được việc có ích. Nói xong bà lão biến mất. Mãi đến lúc đó, mẹ con Bà góa mới bàng hoàng hiểu ra sự việc. Tối đến, trước khi đi ngủ, hai mẹ con cẩn thận làm theo lời dặn của bà lão ăn mày. Đến nửa đêm, sấm chớp nổi lên ầm ầm, mưa như trút nước, mặt đất rung chuyển và sụt xuống, nước ngập mênh mông thành hồ, cả vùng duy nhất chỉ có nhà của mẹ con Bà góa là còn nguyên vẹn nhô lên giữa mặt nước. Thấy dân bản chết đuối nhiều quá, nhớ lời dặn của bà lão, mẹ con Bà góa ném vỏ trấu xuống nước, tức thì vỏ trấu hóa thành những chiếc thuyền độc mộc, hai mẹ con vội vã chia làm hai ngả đi cứu giúp dân bản. Kể từ đó thuyền độc mộc trở thành phương tiện chính trên sông nước của người dân vùng Hồ.

Nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển, hồ Ba Bể được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi sen lẫn sa thạch cổ với độ cao trên 1.000m và các cánh rừng già nguyên sinh, nước hồ trong xanh, quanh năm mát mẻ, toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc, in đậm bóng núi, lồng lộng mây trời, nhìn giống như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu những dãy núi uốn lượn vòng cung ẩn hiện trên mặt hồ, điều đặc biệt là các loài cây cỏ ở đây không phải mọc ra từ những lớp đất màu mỡ mà mọc lên từ đá. Có thể quý khách trước đó sẽ không thể nghĩ rằng sau những dãy núi đá vôi sừng sững kia lại có một hồ nước trong xanh, thơ mộng trầm mặc, mênh mang giữa đại ngàn và mê hoặc lòng người đến như vậy.

Hàng năm từ ngày 10 đến 13 tháng giêng Ba Bể tưng bừng diễn ra ngày hội xuân; hội xuân được tổ chức khi mùa màng kết thúc dân bản được nghỉ ngơi để du xuân, du khách từ phương xa tới sẽ được vui chung ngày hội với bà con dân tộc nơi đây, quý khách sẽ được xem điệu múa khèn của các chàng trai người Mông gọi bạn tình, được nghe làn điệu Sli, lượn của các thiếu nữ Tày, được nghe dân tộc Sán Chay hát dân ca, được tham gia các trò diễn như tung còn, bịt mắt bắt dê, xem chọi bò, thi đua thuyền độc mộc trên hồ v.v.. Còn một điều đặc biệt mà không thể không nhắc đến khi tham quan hồ Ba Bể đó là những con thuyền độc mộc – Đây là nét đặc trưng riêng của hồ Ba Bể, được nhân dân trong vùng khoét từ thân cây gỗ, duy nhất trên thuyền chỉ có một mái chèo, nhìn người chèo thuyền ta như đang được xem một nghệ sĩ biểu diễn; thuyền Độc Mộc trước đây là phương tiện đi lại duy nhất của cư dân lòng hồ và sông Năng, người ta dùng Độc Mộc để chài lưới, đi lấy củi, các em nhỏ thì dùng làm phương tiện để đi học. Ngày nay do phát triển du lịch nên hồ có thêm một phương tiện nữa là thuyền máy để đưa du khách đi tham quan thông tuyến từ hồ ra sông Năng.

Xung quanh hồ là các bản nhà sàn của người Tày, sau một ngày dạo chơi trên hồ du khách có thể dừng chân và nghỉ ngơi ở chốn này, sống trong không khí ấm áp đượm tình mến khách của bà con dân bản, nhà sàn ở đây to rộng và thoáng mát quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân miền núi Ba Bể, nhấp những chén rượu ngô thơm mùi nếp, các tiết mục đặc sắc của đội văn nghệ thôn Pác Ngòi chắc hẳn sẽ ngất ngây lòng du khách.

Ngoài các điểm tham quan chính trong khu vực lòng Hồ, quý khách có thể đi thuyền tham quan các điểm du lịch khác trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể như: Động Puông, thác Đầu Đẳng trên tuyến sông Năng, tham quan động Hua Mạ, thác Bạc, hang Thẳm Phầy (nằm cách hồ 7km về phía Tây Bắc) hoặc vòng qua phía Tây Nam tham quan Đồn Đèn - nơi có khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, tham quan các vườn trồng hoa Ly, khoai Lệ Phố, tham quan các bản làng người Mông, người Dao ở trên đỉnh núi hay cùng người dân địa phương khám phá hành trình “săn mây trên đỉnh núi Hoa” …Đến Ba Bể với khí hậu trong lành mát mẻ, với các cảnh vật được thiên nhiên ưu đãi, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch: Leo núi dã ngoại, tham quan vãn cảnh hồ, tìm hiểu đời sống văn hoá dân tộc, nghiên cứu khoa học và du lịch nghỉ dưỡng…

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên hồ Ba Bể có những nét rất riêng biệt so với các hồ Caxtơ trên thế giới. Vì vậy, tháng 03 năm 1995 Hội nghị quốc tế về Hồ trên thế giới được tổ chức tại Mỹ đã xếp hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất trên thế giới cần phải được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản Asean và năm 2012 được công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt và là khu Ram Sa thứ 3 của Việt Nam. Với không khí mát mẻ quanh năm của núi rừng và sông nước, du khách có thể tham quan Hồ Ba Bể bất cứ thời gian nào trong năm. Đến Hồ Ba Bể, du khách không chỉ được tham quan, trải nghiệm về vẻ đẹp thiên nhiên vốn có nơi đây mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống, được hòa mình, được khám phá về bản sắc văn hóa của dân tộc địa phương nơi đây.

1
0
Nguyễn Nguyễn
08/07/2021 21:14:32
+3đ tặng

Lũng Vân ở độ cao 1200m thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, được mệnh danh là "nóc nhà" của xứ Mường Bi
Từ bao đời nay, Lũng Vân được gọi là "Thung Mây". Hầu như bốn mùa mây phủ; đỉnh núi, lưng đèo, con suối, bản làng, mái nhà sàn đều quyện trong mây. Các cô gái Mường xinh đẹp trong bộ váy áo dân tộc như gắn mây xuống núi đi chợ.

Đường lên Lũng Vân nhìn từ xa, từ trên cao giống như những sợi chỉ hồng mỏng manh vắt qua các con đèo, các dãy núi. Sớm sớm chiều chiều, mây trắng như mơ màng, huyền ảo.

Lũng Vân đẹp nhất từ sau Tết đến tháng Tư âm lịch hàng năm, đó là thời gian có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau thì tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đó cũng là lúc ăn xôi nếp Mai Châu với thịt lợn nướng Mường Khến là thơm ngon nhất, du khách sẽ nhớ đời. Ai còn nhớ câu thơ của Quang Dũng viết năm 1948, trong bài "Tây tiến": "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"…

Lũng Vân không chỉ là xứ sở của mây mà còn hấp dẫn du khách bởi những ruộng bậc thang trập trùng lớp lớp uốn lượn. Ruộng bậc thang của người Mường Bi không giống ruộng bậc thang của người Mông ở Lào Cai, Hà Giang…. Ruộng bậc thang của người Mông "leo" tít từ ngọn núi này qua ngọn núi khác, trái lại, ruộng bậc thang của đồng bào Mường thường uốn quanh các chân đôi, các thung lũng gần nguồn nước. Vào tháng sáu hoặc tháng mười, lúc chín làm cho Lũng Vân bao la một màu vàng tươi, tỏa hương thơm khắp suối đèo, làng bản. Tiếng cồng từ các bản mường lại rung lên khắp Thung Mây. Hàng đàn chim trời hót ríu rít khắp các lưng đèo như reo mừng mùa lúa mới.

Mùa gặt ở Lũng Vân nhộn nhịp, đông vui như ngày hội. Các thiếu nữ Mường xinh đẹp thêm. Con suối cũng trong veo hơn. Trẻ em đến trường lại được bố mẹ mua cho quần áo mới.

Cùng them khảo thêm một số bài văn mẫu thuyết minh về quê hương đặc sắc do chúng tôi tổng hợp và sưu tầm:



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/thuyet-minh-ve-que-huong-em-lop-9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×