Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực trạng rừng hiện nay

thực trạng rừng hiện nay

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
691
2
3
+5đ tặng
Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha[3]. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha.[4] Việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, phá rừng lấy đất trồng cao su... là nguyên nhân chính làm mất rừng tự nhiên[5][6]. Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội.
 
Tây Nguyên Sửa đổi
Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 ha rừng (trong số 2,84 triệu ha). Trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha.[7] Trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016.[7] Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Nguyễn Huy Mạnh
04/04/2021 07:57:53
+4đ tặng

Tình hình rừng của nước ta hiện nay như thế nào?

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.

Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy.

Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

Khu vực Tây Bắc

Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tâm điểm ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Điện Biên. Từ năm 2016 – 09/2017, ở huyện Mường Nhé có 295 vụ phá rừng trái phép, gây thiệt hạ đến 288 ha rừng.

Khu vực Tây Nguyên

Theo thống kê, trong 5 năm tính đến năm 2013, ở Tây Nguyên diện tích rừng bị mất đến hơn 130.000 ha. Bao gồm 107.400 ha rừng tự nhiên và 22.200 ha rừng trồng. Tỉnh Tây Nguyên trong 5 năm này đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án với diện tích khoảng 216.000 ha. Nhưng hầu hết những dự án này, doanh nghiệp lợi dụng khai thác rừng, chiếm phá hoặc thiếu trách nhiệm, tài chính khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép.

Đến đầu năm 2017, số vụ khai thác rừng trái phép được phát hiện là 757 vụ, tăng 13%. Diện tích từng bị tàn phá khoảng 420 ha, tăng 145 ha so với cùng kỳ năm 2016. Riêng tại tỉnh Đắc Nông, diện tích từng bị tàn phá lên đến 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm 2016.

Tác hại của việc phá rừng?

Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên; môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt; voi rừng bỏ rừng về làng phá họa hoa màu, tài sản, giết người…  Nạn chặt phá ừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh.

Lũ lụt, sạt lở

Các hiện tượng thiên tai lũ lụt, sạt lở đất ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng rừng bị tàn phá. Theo chuyên gia lâm nghiệp Việt Nam, GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết, từng nhiệt đới có nhiều tầng, dưới có thẩm thực vật và những tầng cây khác. Nhờ vậy mà nếu lượng mưa nhỏ thì chỉ ở trên tầng lá cây có khi không rơi xuống mặt đất. Trường hợp lượng mưa lớn, nước mưa rơi xuống đất thì đã có lớp cành lá cây mục giữ nước, thường là 80 – 90%. Sau đó ngấm xuống đất hình thành nên các mạch nước ngầm. Còn mặt đất chỉ còn 10 – 20% nước rất ít khả năng gây lũ quét, lũ ống gây hại cho con người.

Mưa lũ

Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà. Theo báo cáo của tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Con người chặt phá rừng đầu nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ, xây dựng thủy điện, giao thông hạ tầng… Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm. Khi đó, tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn

Ngoài ra còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Đó là: Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Những nguyên nhân này khiến thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém; làm cho lũ tập trung nhanh hơn, gây hậu quả nặng nề hơn.

2
3
I love Handsome
04/04/2021 07:58:32
+3đ tặng
Khi rừng bị tàn phá một cách không thương tiếc thì con người có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí hậu trái đất dần nóng lên, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu,… Những tình trạng này kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm, đói kém, bệnh tật sinh sôi khắp nơi.
Nhiều những cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tình trạng chặt phá rừng tiếp tục diễn ra như thời điểm hiện tại thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng trong năm 2060.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×