Là học sinh, hẳn chúng qua quá quen với hai từ học vẹt và học tủ. Vẹt thuộc họ chim có khả năng nhại lại tiếng người nhưng hoàn toàn vô thức. Một lần tôi đến thăm nhà bạn, vừa bước vào sân tôi bỗng giật mình khi chú vẹt đầu hè cất tiếng kêu có khách, có khách. Tôi vừa định khen chú vẹt thông minh thì bạn tôi vội đỡ lời: con vẹt bố tớ nuôi làm cảnh nhưng nhiều lúc phiền phức vô cùng. Hễ có người đến cổng là nó cất tiếng kêu chẳng cần biết người quen hay lạ. Có lúc nó kêu ra rả suốt nghe đến bực.
Khá khen cho ai đã chọn hai từ học vẹt để chỉ một lối học rất tệ hại của học sinh. Học vẹt là lối học thuộc lòng một cách vô thức. Người học không hề biết gì về bản chất của vấn đề. Một lần lên lớp, tôi tận mắt chứng kiến một bạn trả lời lí thuyết nghe tròn vành vạnh thế mà lúc làm bài tập, tay cứ ngập ngừng vân vê hòn phấn đứng ngây trên bục giảng mãi mà chẳng nặn được chữ nào.
Học tủ cũng thậm tệ không kém gì học vẹt. Nhiều bạn quá lười, lúc kiểm tra chỉ chờ thầy cô khoanh vùng, giới hạn để học cho đỡ mệt. Nếu cái ưởc mơ lớn nhất ấy không đạt được thì sinh ra học tủ. Học tủ là chọn hú hoạ một phần nào đó được coi là quan trọng, theo ý chủ quan của mỗi cậu học trò. Thế rồi đôn lúc kiểm tra may ra trúng tủ, đúng phần đã học. Nếu không trúng thì chắc chắn sẽ lại sinh ra những trò gian lận khác.
Thế đấy. các bạn ạ! Học vẹt và học tủ tệ hại chẳng khác gì một cầu thủ đi chơi bóng mà không biết chọn bóng to hay nhỏ. Hay như một người đi câu ngồi trên bờ cứ ôm mộng bắt được cá to. Những cách học ấy, các bạn đừng bao giờ dại dột mà giẫm chân theo.