Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lý trường thành…các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay – con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.
Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông thạo công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rỗi nghề không đóng góp gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Lao động là thước đo giá trị của con người, lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích… Quá trình trình thành là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn hiện nhân cách là làm nên trọn vẹn phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu “lao động là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người” là vận dụng hoạt động chân chính của bản thân là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.
Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba 22 năm ở các nước trên khắp các châu lục để tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân tài, là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Bằng niềm ưu tư và sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ đã giục giã các học trò của mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và vẽ Văn Danh đã sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để tưới nước đồng ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có”. Tất cả đã phác lên một bức tranh rất sinh động về những con người ở những địa vị khác nhan ngày đêm có biết bao là nghĩa cử tốt đẹp đóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao động là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà máy ta gặp biết bao nhiêu những con người vô danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hoà, tôn trọng pháp luật, và kiếm sống bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần an ninh xã hội. Vậy mà, trong đời sống vẫn tồn tại một số thành phần sống ăn bám, thích của đút lót, hoặc một số thanh niên dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma tuý,… làm “mồ” chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sống không ước mơ, lười nhác lao động, sống không lý tưởng và “sống hoài sống phí” một đời người.