Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chứng minh bài Chiếu dời đô đã thể hiện lòng yêu nước của Lý Công Uẩn

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.117
4
5
Lê Vũ
06/04/2021 15:57:44
+5đ tặng

Lý Công Uẩn (974-1028), là một vị vua anh minh, lỗi lạc có nhiều công lao trong việc xây dựng một Đại Việt hùng mạnh, độc lập tự cường, với tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, đặc biệt là tầm nhìn xa trông rộng của một đấng minh quân trong việc ra các quyết định quan trọng quyết định vận mệnh dân tộc, đất nước. Một trong số những dấu ấn lớn nhất trong suốt những năm tháng trị vì của Lý Thái Tổ ấy là sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm 1010, khẳng định ý chí và sức mạnh tự cường của dân tộc sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Sự kiện này được ghi lại trong một tác phẩm rất nổi tiếng ấy là Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô), không chỉ đơn thuần là sự ban hành mệnh lệnh từ một vị vua mà còn đan xen những yếu tố tâm tình , vừa là đơn thoại cũng lại là đối thoại, trao đổi. Bên cạnh nội dung ban bố một mệnh lệnh quan trọng thì những lập luận, dẫn chứng thuyết phục và sắc bén trong bản chiếu này cũng thể hiện một tư tưởng rất rõ ràng ấy chính là tinh thần yêu nước sâu sắc.

Trước hết tư tưởng yêu nước được thể hiện trong cách mà tác giả đưa ra lý do phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La ấy là "chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi". Như vậy mục đích chính của việc dời đô chính là để đặt nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước trong tương lai, hướng tới việc quy tụ tinh hoa của đất nước về chốn thích hợp, xây dựng một đất nước ngày càng phát triển, để cho con cháu mai sau được hưởng thái bình, thịnh trị. Thêm vào đó việc dời đô không phải là ý muốn của riêng cá nhân Lý Thái Tổ, mà đó là một quyết định tuân theo tư tưởng "mệnh trời", dưới lại thuận theo ý kiến của dân, dân chúng có đồng lòng thì mới thực hiện, tức là vẫn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Có thể nói rằng tư tưởng yêu nước, thương dân đã thể hiện một cách rõ ràng trong phần mục đích của việc dời đô. Bên cạnh đó, để củng cố và bổ sung cho mục đích và ý nghĩa chính đáng của việc dời đô về Đại La, Lý Thái Tổ đã tinh tế dẫn ra những bằng chứng xác thực từ trong lịch sự của Trung Hoa - quốc gia có ảnh hưởng nhiều đến Đại Việt và cả những dẫn chứng từ trên chính lịch sử nước nhà. Tác giả đã chỉ ra trong quá khứ, nhà Thương đã có đến 5 lần dời đô, nhà Chu cũng có đến 3 lần, mà sau những lần dời dời đô ấy vận nước đều đi lên, phong tục được phồn thịnh. Trái lại Lý Thái Tổ cũng có ý chê trách hai nhà Đinh, Lê khi "theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời", không chịu thay đổi, khiến cho "triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn". Có bài học trước mắt từ các triều đại cũ, khiến Lý Công Uẩn nhanh chóng nhận thức được cần thiết của việc dời đô, để tránh xảy ra những cớ sự đau xót, khi triều đại kém phát triển, liên tục gặp phải tai ương, nhân dân khốn đốn. Nhìn nhận từ việc Lý Công Uẩn dẫn chứng từ những triều đại của Trung Hoa, cùng với lịch sử hai triều đại Đinh, Lê kết hợp với tư tưởng mệnh trời, đã chứng minh được rằng việc dời đô là hoàn toàn hợp lý, cần thiết nhất trong giai đoạn này, khi đất nước đã ổn định, không còn thù trong giặc ngoài, thì việc kiến thiết xây dựng đất nước cần có một kinh đô trung tâm, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

Tư tưởng yêu nước không chỉ được thể hiện ở mục đích chính đáng của việc dời đô về Đại La, mà còn thể hiện ở việc Lý Công Uẩn đưa ra những lợi thế của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư cũ. Điều đó bộc lộ tâm huyết, tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một lòng muốn cải thiện vận mệnh đất nước và dân tộc, mong cho nhân dân có được cuộc sống sung túc, phồn thịnh. Ông đã nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ về kinh đô mới, khi lần lượt đưa ra các lợi thế nổi bật của thành Đại La về nhiều phương diện. Về vị trí địa lý "thuộc vào nơi trung tâm trời đất" chỗ tập trung nhân mạch giao thương buôn bán, thuận lợi cho việc di chuyển, thêm vào đó "địa thế rộng mà bằng, đất đai cao lại thoáng" có thể giúp nhân dân an cư lạc nghiệp tránh khỏi những nạn thiên tai lũ lụt. Về mặt lịch sử "vốn là kinh đô cũ của Cao Vương", Cao Vương xưa vốn là một viên quan của Trung Quốc nhận mệnh sang nước ta cai trị vùng đất Giao Chỉ đã chọn Đại La làm chỗ đặt cơ sở cai trị, chứng tỏ một điều rằng Đại La là một vùng đất có nhiều thuận lợi. Xét về phương diện phong thủy thì nơi đây lại có được cái thế đất tuyệt đẹp "rồng cuộn hổ ngồi", "đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi", mà với quan niệm của người xưa thì với thế đất ấy Đại La thật xứng đáng là nơi ở của bậc vương giả, là "kinh đô của đế vương muôn đời". Đặc biệt sau khi đưa ra những lý lẽ khẳng định sự phù hợp của Đại La với vai trò là một kinh đô mới, Lý Thái Tổ cũng bộc lộ sự anh minh, sáng suốt và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc khi đặt ra một câu hỏi mang tính chất tham khảo, hỏi ý thần dân rằng "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?". Có thể thấy rằng, dù bản chiếu là để ban hành một mệnh lệnh có tính chất bắt buộc, quyết định là lời nói của đế vương, thế nhưng trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, tác giả còn đan xen thêm cả những câu văn bộc lộ cảm xúc, lời tâm tình rất đỗi chân thành, dễ đi vào lòng người, đem đến hiệu quả thuyết phục mạnh mẽ và sự đồng thuận của dân chúng.

Tổng kết lại, tưởng yêu nước trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn bao gồm mấy phương diện chính sau đây: Thứ nhất là ý chí khát vọng mạnh mẽ của dân tộc Đại Việt trong việc xây dựng một đất nước hùng cường, độc lập tự do, thể hiện rất rõ trong quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Thứ hai là tư tưởng vì nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở chính để thay đổi và ra những quyết định trọng yếu. Và cuối cùng là tấm lòng tâm huyết, chân thành, tầm nhìn xa trông rộng, luôn cố gắng thay đổi vận mệnh dân tộc của Lý Thái Tổ cũng là một biểu hiện rất rõ nét của tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
04/07/2021 19:37:58
+4đ tặng

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của một đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc. Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .

Tiếp theo triều đại nhà Lý rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lý Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ . Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước ,nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc , một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai họa đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng. Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề cao cảnh giác, “huấn luyện quân sĩ,tập dượt cung tên”. Đó là xác định duy nhất một con đường là tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đất nước, mang lại tự do cho nhân dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×