lập dàn ý cho câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Mở bài:
- Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp.
- Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và "Uống nước nhớ nguồn".
b) Thân bài:
∗ Giải thích nội dung 2 câu tục ngữ
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
+ Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó.
-> Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- "Uống nước nhớ nguồn"
+ Nghĩa đen: Khi uống nước cần phải nhớ tới nơi xuất phát dòng nước, nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra.
+ Nghĩa bóng: Khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn hay nhỏ bé thì chúng ta phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
* Chứng minh tính đúng đắn của 2 câu tục ngữ
- Tại sao phải "nhớ kẻ trồng cây, nhớ nguồn"?
+ Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
+ Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
+ Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
+ Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
+ Khi bưng bát cơm đầy, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã một nắng hai sương, muôn phần cay đắng để làm nên hạt gạo.
+ Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
+ Được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm hiện nay là bởi công lao các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh anh dũng bảo vệ đất nước
+ Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết.
- Những biểu hiện của lòng biết ơn trong nhân dân từ xưa đến nay:
+ Thời xưa:
+ Ngày nay:
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
+ Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích.
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
c) Kết bài:
- Khẳng định hai câu tục ngữ là lời khuyên răn đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc.
- Rút ra bài học cho bản thân: Cần học tập, rèn luyện...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |