Viết 1 bài văn giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
Ko chép mạng nha
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn giữ gìn và phát huy được nhiều truyền thống tốt đẹp. Nổi bật trong số đó là tình cảm ân nghĩa, luôn biết ơn và kính trọng cội nguồn, tổ tiên. Tiêu biểu cho truyền thống đó là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để giảng dạy cho con cháu đời sau “Uống nước nhớ nguồn”.
Trước tiên ta đi tìm hiểu xem ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha đã để lại cho chúng ta là gì. “Uống nước” là công việc hàng ngày mà chúng ta làm, nó vừa giải khát vừa là nguồn sống, con người không thể sống mà thiếu nước. Còn “nguồn” ở đây chính là nguồn nước, là nơi nước từ đó chảy ra. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua đây, ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng là con người hãy biết trân trọng, biết ơn, nhớ đến những người đã giúp đỡ, răn dạy mình chứ đừng đến lúc thành công thì lại phủ nhận công lao của người khác.
Cho đến tận ngày nay thì câu tục ngữ vẫn mang giá trị đúng đắn sâu sắc. Ngay ở mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” đã nói lên điều đó. Bất kì giọt nước nào cũng đều phải có nguồn cội của mình, cũng như con người có ông cha, tổ tiên. Là con cháu đời sau thì phải luôn biết kính trọng, quý mến và biết ơn đến những người có công sinh thành, nuôi nấng mình. Một con người dù có tài giỏi đến mấy thì khi mới sinh ra đều yếu ớt và chưa biết gì. Những lúc đó, cha mẹ và ông bà là những người bên cạnh, dạy dỗ ta học những bài học đầu đời. Suy rộng ra phạm vi của một gia đình, người có công lớn nhất giúp chúng ta thành tài đó chính là thầy cô - những người lái đò cần mẫn đưa học sinh đến với bến bờ của tri thức. Từ giáo viên mầm non cho đến giảng viên đại học, bất kỳ ai làm thầy, làm cô đều muốn những thứ tốt đẹp nhất đến với học trò của mình. Họ dùng cả tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu nghề để giảng dạy cho học trò những kiến thức hay nhất, bổ ích nhất. Không một ai có thể tự học, tự thành công mà không học bất cứ thầy cô nào. Dù có thông minh và tài năng đến mấy mà thiếu đi sự dìu dắt, chỉ bảo của những người đi trước thì cũng không thể lên sự nghiệp.
Ở phạm vi cả dân tộc ta mới thấy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” luôn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy một cách mạnh mẽ. Để có được một cuộc sống hòa bình và ấm no như ngày hôm nay thì quân đội ta đã phải hy sinh rất nhiều, trong đó có cả ông cha, người thân của ta. Và để chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn biết ơn những thế hệ đi trước thì chúng ta luôn có những ngày, những dịp kỷ niệm để bày tỏ tình cảm đối với những người quan trọng. Đó chính là ngày Tết “ mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, hay ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, ngày Thương binh, liệt sĩ 27 tháng 7… Không những thế, nhà nước ta còn có nhiều chính sách cho các anh hùng có công với Cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng các tượng đài, nghĩa trang khắp cả nước để tưởng nhớ đến những bậc đã có công dựng nước và giữ nước.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một bài học mà ông cha ta đã khéo léo gửi gắm để răn dạy con cháu đời sau phải biết sống nghĩa tình, biết kính trọng, yêu quý và biết ơn những người đã có công giúp đỡ và nuôi dạy mình. Dù cho xã hội có phát triển đến đâu thì câu tục ngữ vẫn sẽ mang một giá trị đúng đắn và với tư cách là con cháu đời sau, mỗi người trong chúng ta phải tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để đền đáp công ơn của những bậc sinh thành.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |