tình yêu và nỗi nhớ trong bài thơ quê hương của tế hanh
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Yêu cầu chung:
- Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Về nội dung: Phân tích bài thơ để thấy được tình yêu và nỗi nhớ của Tế Hanh qua bài thơ Quê hương.
2. Đáp án và biểu điểm: dàn bài (gợi ý):
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu và nỗi nhớ quê hương sâu nặng được Tế Hanh thể hiện trong bài thơ Quê hương…
b. Thân bài:
Luận điểm 1. Tình cảm yêu thương của tác giả dành cho quê hương của mình:
- Phân tích hình ảnh thơ ở khổ một để thấy cách giới thiệu về làng chài, quê ông: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới…, Nước bao vây…, Khi trời trong…, Dân trai tráng bơi thuyền…
- Phân tích hình ảnh thơ ở khổ hai để thấy được tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho người dân làng chài lúc ra khơi: hình ảnh so sánh con thuyền, cánh buồm..., tác dụng phép tu từ nhân hóa: Rướn thân trắng…
- Phân tích hình ảnh thơ ở khổ ba để thấy được tình cảm yêu thương được thể hiện lúc thuyền về bến: khắp dân làng tấp nập đón ghe về..., các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa để miêu tả dân chài lưới, miêu tả con thuyền lúc nằm im trên bến…
Luận điểm 2. Nỗi nhớ: Phân tích hình ảnh và từ ngữ trong khổ cuối bài thơ để thấy được nỗi nhớ quê hương khắc sâu trong tâm trí nhà thơ:
+ Những hình ảnh thơ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi...
+ Cách thể hiện trực tiếp cảm xúc: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
c. Kết bài:
- Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng.
- Bài thơ là nơi gởi gắm tình quê sâu nặng của tác giả.
- Rút ra bài học bản thân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |