gười đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.
+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.