Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa.
- Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Phương Định - nhân vật chính của truyện là một cô gái thanh niên xung phong với nhiều phẩm chất cao đẹp như dũng cảm, bản lĩnh,... Điều này được thể hiện rõ nét trong những lần cô phá bom.
B. Thân bài
- Trong lúc đơn vị “ thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc có khi 1 suốt đêm ”thì Phương Định và tổ trinh sát mặt đường phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới có cái nóng trên 30 độ”.
+ Nơi đây lại còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ, tính mạng cô luôn bị đe dọa.
+ Vậy mà Phương Định vẫn bình thản, thậm chí cô không chịu đi viện để chữa vết thương trên đùi chưa lành miệng .
=> Điều đó cho thấy tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của cô gái thanh niên xung phong. Đặc biệt, nhà văn tập trung khắc họa nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn.
- Đặc biệt, nhà văn tập trung khắc họa nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Đây là một trong những đoạn văn xuất sắc nhất của truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi ”.
+ Ngòi bút miêu tả của nhà văn cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua của nhân vật. Sau những đợt thả bom của giặc, Phương Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ . Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình. Cô quyết định không đi khom, bởi Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cử đường hoàng mà bước tới.
+ Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom ”. Lưỡi xẻng thinh thoảng lại chạm vào quả bom“ Một tiếng động sắc đến ghê người cứa vào da thịt ... Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành".
=> Cách miêu tả của tác giả thật tài tình , khiến cho người đọc cũng có thể cảm thấy rùng mình như Phương Định , càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Phương Định - nhân vật chính của truyện là một cô gái thanh niên xung phong với nhiều phẩm chất cao đẹp như dũng cảm, bản lĩnh,... Điều này được thể hiện rõ nét trong những lần cô phá bom.
Trong lúc đơn vị “ thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc có khi 1 suốt đêm ”thì Phương Định và tổ trinh sát mặt đường phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới có cái nóng trên 30 độ”. Nơi đây lại còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ, tính mạng cô luôn bị đe dọa. Vậy mà Phương Định vẫn bình thản, thậm chí cô không chịu đi viện để chữa vết thương trên đùi chưa lành miệng . Điều đó cho thấy tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của cô gái thanh niên xung phong.
Đặc biệt, nhà văn tập trung khắc họa nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Đây là một trong những đoạn văn xuất sắc nhất của truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi ” . Ngòi bút miêu tả của nhà văn cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua của nhân vật. Sau những đợt thả bom của giặc, Phương Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ . Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình. Cô quyết định không đi khom, bởi Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cử đường hoàng mà bước tới. Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom ”. Lưỡi xẻng thinh thoảng lại chạm vào quả bom“ Một tiếng động sắc đến ghê người cứa vào da thịt ... Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành".
Cách miêu tả của tác giả thật tài tình , khiến cho người đọc cũng có thể cảm thấy rùng mình như Phương Định , càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô. Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể ”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua . Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không , bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Như vậy , trong suy nghĩ của Phương Định , cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh . Cô quyết phá hết những
quả bom chưa nổ để đoàn xe tiến về phương nam thuận lợi , an toàn.
Và chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp cô hoàn thành tốt công
việc của mình. Người đọc yêu mến , trân trọng và kính phục Phương Định cũng như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân yêu.
Tóm lại, truyện "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm. Phương Định tuy chỉ là một ngôi sao nhỏ nhưng sẽ luôn tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng Mĩ cứu nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |