Khi trâu bò nằm nghỉ ngơi tã thấy mõm của chúng nhai không ngừng cứ như chúng đang ăn vậy? Tại sao ở trâu bò lại có hiện tượng đặc biệt này mà các loài động vật khác không có? Chúng ta cùng tìm hiểu bạn nhé.
Sở dĩ ở trâu bò có hiện tượng này là do dạ dày của chúng có cấu tạo rất đặc biệt mà các loài động vật khác không có. Dạ dày của trâu bò gồm có 4ngăn là: Dạ dày chứa (ngăn 1), dạ dày tổ ong (ngăn2), dạ dày lá sách (ngăn3), dạ dày gấp (ngăn4).
Trong 4ngăn này thì dạ dày chứa là ngăn lớn nhất. Phía trước được nối với thực quản, phía sau nối với ngăn thứ 2. Khi ăn cỏ trâu bò không nhai mà chỉ nuốt, thức ăn được tạm thời lưu lại ở dạ dày chứa. Trong dạ dày chứa không có tuyến tiêu hóa nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học mà chỉ được ngâm mềm trong nước và nước bọt ở dạ dày. Do hoạt động của vi sinh vật và động vật nguyên sinh sống trong dạ dày, thức ăn bắt đầu được biến đổi. Thức ăn được quay ngược trở lại miệng để nhai kĩ rồi được đưa xuống dạ dày tổ ong nhờ phản xạ nuốt, sau đó thức ăn được đưa vào dạ dày sách và cuối cùng là đến dạ dày gấp. Tại dạ dày gấp thức ăn được biến đổi hoàn toàn.