Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhiệm vụ và công dụng của văn chương

Nhiệm vụ và công dụng của văn chương

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.834
6
5
Ancolie
12/04/2021 09:51:40
+5đ tặng
Nhiệm vụ của văn chương:
Phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng, như câu nói nhà văn Hoài Thanh” Văn chương là hình dung sự sống muôn hình, vạn trạng”. Văn chương phản ánh công cuộc dựng nước, giữ nước. ... Nó còn phản ánh số phận con người, cuộc sống người lao động  những mặt tối trong chế độ xã hội phong kiến xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
7
..........?
12/04/2021 09:52:35
+4đ tặng

Nhiệm vụ của văn chương.

Từ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ, chức năng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ “hình dung của sự sống”, “sáng tạo ra sự sống”. Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Hai câu thơ của Bác Hồ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng đúng như Hoài Thanh nói. Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách phản ánh, cách hình dung lại sự sống riêng tuỳ thuộc vốn sống, tài năng và tâm hồn của mình. Tâm hồn của con người thì bao la, vô tận. Do đó, Hoài Thanh viết : “Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”. Đó cũng là nhiệm vụ của văn chương : nhiệm vụ sáng tạo. Điều ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là : qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại. Nguyễn Trãi chẳng hạn. Sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức. ông đã cáo quan, về Côn Sơn. Rừng núi nơi đây vẫn như xưa, có suối chảy, có đá rêu phong, có thông, có trúc… lặng im, vô cảm. Vậy mà, trong Bài ca Côn Sơn, tất cả đã sống dậy, có đàn cầm tấu nhạc, có chiếu êm, giường phẳng, mái nhà râm mát và… ngân nga tiếng thơ nhàn tản, thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra sự sống khác hẳn cuộc sống mà ông vừa đối mặt. Không chỉ sáng tạo ra sự sống cho riêng mình để giải toả những ẩn ức, bế tắc, nhà văn còn gửi gắm những thông điệp, những mong muốn, khát vọng tới bạn đọc để nhắc nhở chúng ta hãy yêu, ghét đúng đắn, hãy chia sẻ, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, khát vọng với nhà văn để quyết tâm làm những điều thiện, điều có ích, để cuộc sống mà nhà văn hình dung được ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn, thậm chí khác hẳn sự sống trong áng văn chương. Miêu tả cảnh đêm rừng Việt Bắc trong bài Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh mong muốn cuộc kháng chiến lúc bấy giờ sớm thành công để núi rừng Việt Bắc, Tổ quốc Việt Nam sẽ đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân sẽ hạnh phúc hơn. Ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong bài Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn “mọi người đều yêu Sài Gòn như tôi”. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, “mọi người” – trong đó có nhà văn – và bạn đọc sẽ góp phần tích cực tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc… Phải chăng đấy chính là nhiệm vụ “sáng tạo sự sống” của văn chương như Hoài Thanh quan niệm.

3
7
Huy Roblox
12/04/2021 09:55:12
+3đ tặng

Nhiệm vụ của văn chương:

  • Phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng, như câu nói nhà văn Hoài Thanh” Văn chương là hình dung sự sống muôn hình, vạn trạng”.
  • Văn chương phản ánh công cuộc dựng nước, giữ nước.
  • Văn chương còn phản ánh tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa…
  • Nó còn phản ánh số phận con người, cuộc sống người lao động và những mặt tối trong chế độ xã hội phong kiến xưa.
  • Xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai “ văn chương còn sáng tạo ra một sự sống”.

Công dụng của văn chương

  • Nảy sinh những tình cảm thẩm mỹ cao thượng mà trước khi thưởng thức văn chương ta không có. “Gây cho ta những tình cảm không có”.
  • Bồi dưỡng thêm, làm phong phú, sâu sắc hơn những tình cảm, mộc mạc đơn sơ mà ta có sẵn. “ Luyện những tình cảm ta có sẵn”.
  • Văn chương làm giàu tình cảm con người.

Giá trị của văn chương

  • Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ rất nghèo nàn.
  • Nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương.
  • khẳng định vai trò của văn nghệ sỹ
1
6
Phong
12/04/2021 10:09:31
+2đ tặng
ừ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ, chức năng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ “hình dung của sự sống”, “sáng tạo ra sự sống”. Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Hai câu thơ của Bác Hồ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×