Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích.
Người ta nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt phong phú, và vốn tục ngữ ca dao của nền văn học dân gian là một kho tàng quý giá của ngôn ngữ dân tộc. Ca dao tục ngữ vừa là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha lại vừa ẩn chứa những bài học sống ý nghĩa. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa như thế.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Đi: hành động di chuyển đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, gặp nhiều người và nhìn cuốc sống ở góc nhìn toàn diện hơn trong không gian đa chiều của nó.
Học: học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức để đem lại hiểu biết cho bản thân.
Ngày đàng: biểu tượng cho quãng đường dài, khoảng không gian xã hội rộng lớn mà chúng ta đi được.
Sàng khôn: biểu tượng cho vốn hiểu biết phong phú đa dạng mà ta có thể thu được
Nghĩa cả câu: nếu biết đi ra ngoài xã hội, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Từ đó, câu tục ngữ là lời khuyên con người nên biết hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, đến nhiều nơi để học hỏi và thu được những kinh nghiệm quý giá giúp phát triển bản thân.
2. Bình luận về câu tục ngữ
Câu tục ngữ đã nêu lên một lẽ đúng ở cuộc sống, mang lại bài học sống tích cực và đúng đắn.
Cuộc sống là vô hạn, xã hội chính là khoảng không gian không biên giới, ẩn chứa nhiều điều để khám phá.
Nên đi đây đi đó, đi thật nhiều, in dấu chân lên thật nhiều vùng đất để trau dồi kiến thức, gây dựng vốn hiểu biết dồi dào cho bản thân.
Những giá trị sống không phải ngày một ngày hai mà thành, và mỗi giá trị lại chọn cho mình một vùng đất để dừng lại, vì thế cần đi nhiều để tiếp cận với những giá trị ấy.
Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.
Khi lượng tri thức của ta giàu có, chúng ta sẽ phát triển bản thân mình hơn, cả về hành động lẫn nhận thức, mỗi cá nhân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn.
Không chỉ thế, kinh nghiệm mà ta thu được còn giúp ta sống có ích hơn, để ta có thể góp sức xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, giúp xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng hơn.
3. Mở rộng
Lật ngược vấn đề: tuy đi nhiều cho ta nhiều lợi ích nhưng không phải vì thế mà ta đi bừa bãi. Chúng ta cần biết chọn nơi để đến, cần biết rõ bản thân mình cần gì khi đến với vùng đất ấy. Đừng để sự bồng bột làm những bước chân chúng ta mòn mỏi trên mảnh đất khô cằn.
Phê phán: phê phán thói quen học vẹt, học tủ đang trở nên rất phổ biến trong xã hội. Phê phán thói lười biếng, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, lười biếng càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta giam mình trước màn hình máy tính điện thoại, nhìn thế giới qua quan điểm cảu người khác. Cần biết đi ra ngoài xã hội rộng lớn để nhìn sự bao la vô tận của sự học, để chính mình nhìn cuộc đời bằng con mắt của mình.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ.
Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống, bởi: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |