Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn giải thích câu ''Lá lành đùm lá rách'' không chép mạng


Viết 1 bài văn giải thích câu Lá lành đùm lá rách ko chep mang

2 trả lời
Hỏi chi tiết
502
2
0
Tú Uyên
14/04/2021 12:11:33
+5đ tặng

Lá lành đùm lá rách được lấy từ hình ảnh của nhân dân khi xưa gói bánh. Nếu chiếc lá bên trong bị rách sẽ lấy một chiếc lá bọc lại bên ngoài tránh cho nếp không bị rơi ra. Làm như vậy khi nấu lên bánh sẽ có hình dạng đẹp đẽ. Còn ở hiện tại chúng ta được hiểu rằng “lá lành” là ý chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, sung túc. Với “lá rách” thì hoàn toàn ngược lại đó là những người có cuộc sống vất vả, bôn ba... Từ “đùm” được hiểu như cách bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa lá lành và lá rách, giữa những người có cuộc sống tốt đẹp và người còn đang phải vật vã với cuộc sống này. Qua đó ta thấy được câu tục ngữ hay chính là ông cha ta khuyên chúng ta phải có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái. Sẵn sàng đưa tay ra hỗ trợ những người xung quanh gặp khó khăn và xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương đồng bào đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Ở cuộc sống ngày càng hiện đại, con người chúng ta đã vơi đi bớt phần nào cực khổ và khó khăn. Nhưng cũng chính cái sự hiện đại này làm cho những mảnh đời bất hạnh lại càng thêm cơ cực. Không quá khó để có thể thấy được những đứa trẻ bằng tuổi con em chúng ta đáng ra các em phải được đi học, phải cấp sách đến trường, phải tung tăng vui chơi cùng bạn cùng bè nhưng không những thứ đồng hành cùng các em là những tờ vé số, những thanh kẹo, những hộp đánh giày... Các em vẫn mang nét mặt nhỏ nhắn trong sáng ngây thơ ấy nhưng đã phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt này đã phải ra xã hội ngay từ nhỏ. Những đứa trẻ ấy đã có một tuổi thơ cơ cực, vất vả chưa kể đến một số hoàn cảnh các em bị chính cha mẹ hắt hủi, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục khi các em còn đang trong độ tuổi hồn nhiên, độ tuổi xúng xính váy áo đến trường nhưng có lẽ nó chỉ mãi là giấc mơ xa vời. Hay là hình ảnh các cụ già tuổi đã lớn sức đã yếu nhưng vẫn miệt mài bên những con đường mòn trên tay là những tờ vé số ngày ngày đêm đêm để gom góp chút tiền trang trải cho cuộc sống, có lẽ chính các cụ cũng có một tuổi thơ không mấy tươi đẹp. Đáng lý ra ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, họ phải quay quần bên con cháu, hưởng thụ sự hiếu thảo của những đứa trẻ trong gia đình nhưng hiện thực quá tàn nhẫn. Không chỉ riêng các em hay các cụ già mà nhân dân ở các miền hằng năm phải chịu thiên tai lũ lụt điển hình là nhân dân miền Trung năm 2020 đó là một năm đầy đau khổ đối với họ. Không chỉ mất mát về tài sản, vật chất hay tinh thần mà bão lũ còn cuốn đi những người thân yêu quý của họ. Và ti tỉ những hoàn cảnh đáng thương cần sự san sẻ giúp đỡ của chúng ta. Nhưng tất cả họ đều có điểm chung đó là bất hạnh, khốn khổ, tàn tạ, đáng thương vô cùng. Chính ngay cả bản thân họ chắc hẳn cũng chưa biết họ sẽ trải qua những ngày tháng vất vả như vậy đến bao giờ.

Chúng ta là những con người may mắn sinh ra trong hoàn cảnh sung túc đủ đầy. Và tấm lòng bao dung cao cả đã ăn sâu vào trong trí não cần phải yêu thương, san sẻ, giúp đỡ người khác dù rằng là trên tinh thần hay vật chất chỉ cần một tấm lòng chân thành là đủ.Hãy thấu hiểu, thông cảm thay vì dè biểu hay khinh thường. Đó mới là hành động nhân văn cao đẹp mà con người cần có. Giúp người cũng chính là giúp mình, có thể bằng cách hữu hình ta không nhận được gì nhưng theo cách vô hình tâm hồn ta thoải mái, trái tim cũng trở nên tươi sáng và bản thân cũng nhận được sự thanh thản trong tiềm thức.

Vậy làm sao mới có thể xem là giúp đỡ một ai khác? Chưa bao giờ giúp đỡ là một việc khó khăn cả. Giúp bằng cách mà ta có thể. Ví như mua giúp đứa bé một thanh kẹo để em có thể sớm về nhà, một tờ vé số giúp một cụ già lang thang, một vài nghìn lẻ mà ta có sẵn trong túi cho một người ăn xin khốn khổ hay chỉ đơn giản là lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ họ. Những điều ấy tuy nhỏ nhưng đã đủ làm cho họ hạnh phúc.

Tóm lại “Lá lành đùm lá rách” đã là văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Đã giáo dục con người lòng yêu thương, san sẻ, tinh thần đoàn kết dân tộc. Tương thân tương ái, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau đó không phải là nghĩa vụ của chúng ta nhưng những ý nghĩa này đã ăn sâu vào trong trí óc, nhân phẩm và cách hành xử. Không phải nghĩa vụ mà là truyền thống. Chính vì thế chúng không chỉ thực hiện mà còn thực hiện tốt, phát huy và lưu truyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
16/06/2021 17:15:33
+4đ tặng

Một trái tim còn đập là trái tim biết yêu thương. Yêu thương con người chính là biểu hiện của chữ "tình" trong cuộc sống. "Tình người là đáng quý". Mọi người sống với nhau là trọng cái "tình", cái "nghĩa". Đó là bản sắc của con người Việt Nam mà ai ai cũng phải thừa nhận. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được giáo dục về cái lẽ sống ấy. Biết yêu thương con người, biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thiếu thốn hơn mình, biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khi có thể dù chỉ nhỏ thôi cũng đủ để họ có một hi vọng lớn vào tương lai. Quả là thật đúng với tinh thần của câu nói: "Lá lành đùm lá rách" của thế hệ đi trước để lại.

Đặc điểm chung của dòng văn học dân gian Việt Nam đó là hình ảnh được sử dụng để miêu tả hết sức bình dị, gần gũi với người dân. Trong câu nói này, người dân, những người lao động đã sử dụng hình ảnh "chiếc lá" để ví von, ẩn dụ cho cái ý nghĩa sâu thẳm bên trong. Hình ảnh chiếc "lá lành" và "lá rách" thực sự rất dễ để người nghe liên tưởng, tưởng tượng và thấu hiểu. Lá ở trên cành có cái lành cái rách giống như con người trong xã hội có kẻ giàu người nghèo, có những mảnh đời cơ cực bất hạnh. “Lá rách” là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Cũng giống như những mảnh đời éo le trong xã hội là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ không đủ sức để chống chọi với những sóng gió của cuộc đời. Một chiếc lá ngay từ khi mới mọc chồi đâu muốn trở thành chiếc lá rách yếu ớt.

Con người ngay từ khi sinh ra cũng đâu muốn mình trở thành kẻ yếu thế. Nhưng những nhân tố khách quan đã đẩy họ đến bước đường đó. Có thể là họ đã gặp rất nhiều những sóng gió trước đây và không còn đủ sức để chống chọi thêm được nữa. Có thể là ngay từ đầu cuộc sống của họ đã khó khăn nhưng ngày càng khó khăn thêm mà không có lối thoát. Câu nói "lá lành đùm lá rách" được lấy từ hình ảnh những chiếc lá cứ đan xen vào nhau, không tách rời. Cứ tầng tầng lớp lớp lá đan vào nhau che phủ cả một khoảng nắng trên sân. Ít ai có thể thấy được những chiếc lá rách. Từ "đùm" có nghĩa là đùm bọc, chở che và bảo vệ. Câu nói muốn khuyên nhủ con người hãy biết cảm thông, giúp đỡ khi có thể với những người có hoàn cảnh éo le hơn mình. Bởi cuộc sống là cho đi đâu chỉ nhận về.

Con người sống với nhau là để yêu thương. Hơn ai hết, những người bất hạnh cũng muốn mình có một tương lai tốt đẹp. Không ai muốn mình cứ đắm chìm mãi trong bất hạnh, mệt mỏi, chán trường. Nên nếu có thể hay dang rộng vòng tay giúp đỡ họ. Dù chỉ nhỏ thôi như một lời động viên an ủi cũng có thể làm họ cảm thấy vững tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng. Ở Việt Nam chúng ta, có rất nhiều hoạt động được thực hiện trên tinh thần đó. Nhỏ nhất có thể nói đến như hoạt động phát cơm tại các bệnh viện của đội sinh viên tình nguyện. Lớn hơn có thể nói đến những mạnh thường quân chung sức ủng hộ cho những mảnh đời cơ cực, bị bệnh cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Trong khuôn khổ nhà trường có thể kể đến các hoạt động nhỏ như mua tăm ủng hộ, quyên góp áo ấm…

Những câu truyện cổ tích ngày xưa mẹ thường hay kể đã rất nhiều lần đề cập đến câu nói này. Chắc hẳn không ai có thể quên những hình ảnh bà tiên giả làm người đi đường nghèo khổ để thử lòng con người và cái kết là người đã giúp đỡ bà sẽ được hạnh phúc trong cuộc sống. Một cốt truyện quen thuộc nhưng ở trong đó là cả một triết lý sâu xa. Đó là cho đi sẽ được nhận về xứng đáng. Có cho thì mới có nhận. Hãy biết yêu thương con người, đồng cảm với mọi người. Bởi lẽ có như vậy thì tâm hồn bạn mới được thanh thản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo