Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích sau, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm vợ chồng A Phủ

“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à ?

Mị không nói. A Sử cùng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. ”
cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn tích từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm vợ chồng A Phủ.
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
31.851
20
10
minh
15/04/2021 16:47:35
+5đ tặng
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đánh thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.
 
Tô Hoài là một trong những nhà văn hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông không chỉ có vẻ đẹp về mặt hình thức mà nội tâm nhân vật cũng rất sâu sắc. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
 
Qua miêu tả của Tô Hoài thì Mị là một cô gái sinh ra từ núi rừng Tây Bắc. Cô mang trong mình những nét tính cách của người con gái dân tộc thiểu số chất phác và hiền lành. Dù sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Mị vẫn rất lạc quan và yêu đời. Mị trông xinh tươi mơn mởn như một đóa hoa rừng ngập tràn xuân sắc. Cô không chỉ đẹp mà còn rất tài năng. Có tài thổi lá hay như thổi sáo nên biết bao người say mê hàng ngày đi theo bước chân của Mị. Những tưởng cuộc đời cô gái cứ thế trôi qua êm đềm và cô sẽ sớm tìm được bến đỗ yêu thương.
 
Nhưng xã hội phong kiến cùng với những hủ tục lạc hậu đã đẩy Mị tới bước đường cùng. Khi mà gia đình cô vì nghèo khó đã phải vay tiền nhà Thống lí Pá tra để mua một nương ngô làm kế sinh nhai nhưng làm hết năm này qua năm khác vẫn chưa trả hết nợ. Cực chẳng đã bố mẹ phải gán Mị cho nhà Thống lí để trả hết nợ.
 
Từ khi bắt đầu về làm dâu là Thống lí bao nhiêu mơ ước của cuộc đời tiêu tan cô phải đối mặt với bi kịch của người phụ nữ làm dâu nhà giàu nhưng không có lấy một ngày nhàn hạ. Người ta thấy Mị lầm lũi trong xó cửa như một con rùa. Năm này qua năm khác chôn chân trong căn phòng nhỏ kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ bé tý nhìn ra bên ngoài mờ ảo không biết là sương hay là khói. Mị đã từ một cô gái trẻ trung yêu đời phơi phới để trở thành một người đàn bà cam chịu. Quanh năm suốt tháng phải làm việc quần quật. Thậm chí “Con ngựa, con trâu làm có có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày”. Nghĩa là cuộc sống của Mị lúc này còn cực khổ hơn cả trâu ngựa trong nhà Thống Lí. Và từ khi cha chết thì mị cũng không còn buồn.
 
Tưởng rằng Mị cứ sống lầm lũi đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi. Nhưng không đã trong tiềm thức của Mị lòng ham sống, khát vọng tự do, hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy và chỉ cần có chất xúc tác là bùng lên một cách mãnh liệt. Còn nhớ trong những ngày đầu Mị bị bắt về làm dâu nhà Thống Lí cô đã năm lần bảy lượt tìm cách trốn đi và ăn lá ngón để tự tử. Nhưng với lòng hiếu thảo dành cho cha Mị đã không đành lòng làm việc đó mà chấp nhận sống một cuộc sống lầm lũi sống mà như đã chết.
 
Nhưng Mị phải đâu đã an phận chấp nhận cuộc sống đầy đen tối mà gặp cơ hội thuận lợi là lòng ham sống lại được thắp lên. Khi “đêm tình mùa xuân” đến Mị lại muốn được mặc váy đẹp, lại muốn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Mị chuẩn bị sửa soạn quần áo, chải đầu tóc để đi hội. Trong đầu Mị hiện lên suy nghĩ Mị muốn được đi chơi. Để rồi khi Mị vẫn đang thả hồn với mùa xuân thì Mị đã bị A Sử trói vào cột nhà. Lúc ấy tuy đau đớn nhưng Mị vẫn đang thả hồn mình theo những đám chơi xuân nên không còn cảm nhận được nỗi đau nữa. Có thể nói đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm hội mùa xuân là đoạn văn hay và xúc động nhất trong tác phẩm. Nó đã thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị với thủ pháp tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa nội tâm đầy màu sắc và thực tại cay đắng. Khiến cho nhân vật Mị được hiện lên rõ nét hơn trong mắt người đọc.
 
Sức sống mãnh liệt của Mị lại được trỗi dậy khi gặp A Phủ. Chính hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói trước sân đã thức tỉnh Mị một lần nữa vùng lên chống lại áp bức bất công. Mị lại trở về là Mị ngày trước với niềm ham sống mãnh liệt khát khao được làm chủ cuộc sống của mình. Mị và A Phủ đã cùng dắt tay nhau đến với vùng đất của tự do.
 
Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.
 
5. Cảm nhận về nhân vật Mị
Tô Hoài là một trong những nhà văn hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông không chỉ có vẻ đẹp về mặt hình thức mà nội tâm nhân vật cũng rất sâu sắc. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
 
Qua miêu tả của Tô Hoài thì Mị là một cô gái sinh ra từ núi rừng Tây Bắc. Cô mang trong mình những nét tính cách của người con gái dân tộc thiểu số chất phác và hiền lành. Dù sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Mị vẫn rất lạc quan và yêu đời. Mị trông xinh tươi mơn mởn như một đóa hoa rừng ngập tràn xuân sắc. Cô không chỉ đẹp mà còn rất tài năng. Có tài thổi lá hay như thổi sáo nên biết bao người say mê hàng ngày đi theo bước chân của Mị. Những tưởng cuộc đời cô gái cứ thế trôi qua êm đềm và cô sẽ sớm tìm được bến đỗ yêu thương.
 
Nhưng xã hội phong kiến cùng với những hủ tục lạc hậu đã đẩy Mị tới bước đường cùng. Khi mà gia đình cô vì nghèo khó đã phải vay tiền nhà Thống lí Pá tra để mua một nương ngô làm kế sinh nhai nhưng làm hết năm này qua năm khác vẫn chưa trả hết nợ. Cực chẳng đã bố mẹ phải gán Mị cho nhà Thống lí để trả hết nợ.
 
Từ khi bắt đầu về làm dâu là Thống lí bao nhiêu mơ ước của cuộc đời tiêu tan cô phải đối mặt với bi kịch của người phụ nữ làm dâu nhà giàu nhưng không có lấy một ngày nhàn hạ. Người ta thấy Mị lầm lũi trong xó cửa như một con rùa. Năm này qua năm khác chôn chân trong căn phòng nhỏ kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ bé tý nhìn ra bên ngoài mờ ảo không biết là sương hay là khói. Mị đã từ một cô gái trẻ trung yêu đời phơi phới để trở thành một người đàn bà cam chịu. Quanh năm suốt tháng phải làm việc quần quật. Thậm chí “Con ngựa, con trâu làm có có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày”. Nghĩa là cuộc sống của Mị lúc này còn cực khổ hơn cả trâu ngựa trong nhà Thống Lí. Và từ khi cha chết thì mị cũng không còn buồn.
 
Tưởng rằng Mị cứ sống lầm lũi đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi. Nhưng không đã trong tiềm thức của Mị lòng ham sống, khát vọng tự do, hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy và chỉ cần có chất xúc tác là bùng lên một cách mãnh liệt. Còn nhớ trong những ngày đầu Mị bị bắt về làm dâu nhà Thống Lí cô đã năm lần bảy lượt tìm cách trốn đi và ăn lá ngón để tự tử. Nhưng với lòng hiếu thảo dành cho cha Mị đã không đành lòng làm việc đó mà chấp nhận sống một cuộc sống lầm lũi sống mà như đã chết.
 
Nhưng Mị phải đâu đã an phận chấp nhận cuộc sống đầy đen tối mà gặp cơ hội thuận lợi là lòng ham sống lại được thắp lên. Khi “đêm tình mùa xuân” đến Mị lại muốn được mặc váy đẹp, lại muốn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Mị chuẩn bị sửa soạn quần áo, chải đầu tóc để đi hội. Trong đầu Mị hiện lên suy nghĩ Mị muốn được đi chơi. Để rồi khi Mị vẫn đang thả hồn với mùa xuân thì Mị đã bị A Sử trói vào cột nhà. Lúc ấy tuy đau đớn nhưng Mị vẫn đang thả hồn mình theo những đám chơi xuân nên không còn cảm nhận được nỗi đau nữa. Có thể nói đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm hội mùa xuân là đoạn văn hay và xúc động nhất trong tác phẩm. Nó đã thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị với thủ pháp tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa nội tâm đầy màu sắc và thực tại cay đắng. Khiến cho nhân vật Mị được hiện lên rõ nét hơn trong mắt người đọc.
 
Sức sống mãnh liệt của Mị lại được trỗi dậy khi gặp A Phủ. Chính hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói trước sân đã thức tỉnh Mị một lần nữa vùng lên chống lại áp bức bất công. Mị lại trở về là Mị ngày trước với niềm ham sống mãnh liệt khát khao được làm chủ cuộc sống của mình. Mị và A Phủ đã cùng dắt tay nhau đến với vùng đất của tự do.
 
Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
33
9
Nguyễn Nguyễn
15/06/2021 19:36:47
+4đ tặng

Tô Hoài là một trong những nhà văn hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông không chỉ có vẻ đẹp về mặt hình thức mà nội tâm nhân vật cũng rất sâu sắc. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

Qua miêu tả của Tô Hoài thì Mị là một cô gái sinh ra từ núi rừng Tây Bắc. Cô mang trong mình những nét tính cách của người con gái dân tộc thiểu số chất phác và hiền lành. Dù sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Mị vẫn rất lạc quan và yêu đời. Mị trông xinh tươi mơn mởn như một đóa hoa rừng ngập tràn xuân sắc. Cô không chỉ đẹp mà còn rất tài năng. Có tài thổi lá hay như thổi sáo nên biết bao người say mê hàng ngày đi theo bước chân của Mị. Những tưởng cuộc đời cô gái cứ thế trôi qua êm đềm và cô sẽ sớm tìm được bến đỗ yêu thương.

Nhưng xã hội phong kiến cùng với những hủ tục lạc hậu đã đẩy Mị tới bước đường cùng. Khi mà gia đình cô vì nghèo khó đã phải vay tiền nhà Thống lí Pá tra để mua một nương ngô làm kế sinh nhai nhưng làm hết năm này qua năm khác vẫn chưa trả hết nợ. Cực chẳng đã bố mẹ phải gán Mị cho nhà Thống lí để trả hết nợ.

Từ khi bắt đầu về làm dâu là Thống lí bao nhiêu mơ ước của cuộc đời tiêu tan cô phải đối mặt với bi kịch của người phụ nữ làm dâu nhà giàu nhưng không có lấy một ngày nhàn hạ. Người ta thấy Mị lầm lũi trong xó cửa như một con rùa. Năm này qua năm khác chôn chân trong căn phòng nhỏ kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ bé tý nhìn ra bên ngoài mờ ảo không biết là sương hay là khói. Mị đã từ một cô gái trẻ trung yêu đời phơi phới để trở thành một người đàn bà cam chịu. Quanh năm suốt tháng phải làm việc quần quật. Thậm chí “Con ngựa, con trâu làm có có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày”. Nghĩa là cuộc sống của Mị lúc này còn cực khổ hơn cả trâu ngựa trong nhà Thống Lí. Và từ khi cha chết thì mị cũng không còn buồn.

Tưởng rằng Mị cứ sống lầm lũi đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi. Nhưng không đã trong tiềm thức của Mị lòng ham sống, khát vọng tự do, hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy và chỉ cần có chất xúc tác là bùng lên một cách mãnh liệt. Còn nhớ trong những ngày đầu Mị bị bắt về làm dâu nhà Thống Lí cô đã năm lần bảy lượt tìm cách trốn đi và ăn lá ngón để tự tử. Nhưng với lòng hiếu thảo dành cho cha Mị đã không đành lòng làm việc đó mà chấp nhận sống một cuộc sống lầm lũi sống mà như đã chết.

Nhưng Mị phải đâu đã an phận chấp nhận cuộc sống đầy đen tối mà gặp cơ hội thuận lợi là lòng ham sống lại được thắp lên. Khi “đêm tình mùa xuân” đến Mị lại muốn được mặc váy đẹp, lại muốn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Mị chuẩn bị sửa soạn quần áo, chải đầu tóc để đi hội. Trong đầu Mị hiện lên suy nghĩ Mị muốn được đi chơi. Để rồi khi Mị vẫn đang thả hồn với mùa xuân thì Mị đã bị A Sử trói vào cột nhà. Lúc ấy tuy đau đớn nhưng Mị vẫn đang thả hồn mình theo những đám chơi xuân nên không còn cảm nhận được nỗi đau nữa. Có thể nói đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm hội mùa xuân là đoạn văn hay và xúc động nhất trong tác phẩm. Nó đã thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị với thủ pháp tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa nội tâm đầy màu sắc và thực tại cay đắng. Khiến cho nhân vật Mị được hiện lên rõ nét hơn trong mắt người đọc.

Sức sống mãnh liệt của Mị lại được trỗi dậy khi gặp A Phủ. Chính hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói trước sân đã thức tỉnh Mị một lần nữa vùng lên chống lại áp bức bất công. Mị lại trở về là Mị ngày trước với niềm ham sống mãnh liệt khát khao được làm chủ cuộc sống của mình. Mị và A Phủ đã cùng dắt tay nhau đến với vùng đất của tự do.

Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.

4
0
Llll
03/03/2023 20:06:23

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm.

[,..]Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư