Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài cảm nhận về 1 đoạn thơ, bài thơ mà em yêu thích

lập dàn bài cảm nhận về 1 đoạn thơ, bài thơ mà em yêu thích (HK2 lớp 9)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.719
1
0
thảo
16/04/2021 20:41:41
+5đ tặng

THÂN BÀI: NỘI DUNG CHÍNH: CẢM XÚC TRƯỚC LĂNG BÁC

* Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ đến Bác

- Câu thơ "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác

- Cách dùng đại từ xưng hô "con" rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thương, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm năm mỏi

- Cách nói giảm, nói tránh "thăm" thay cho từ "viếng" giúp giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát - Bác Hồ luôn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người

- Hình ảnh hàng tre vừa mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc. Cây tre mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.

- Thán từ "ôi" biểu thị niềm cảm động, tự hào trước hình ảnh hàng tre

* Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người

- Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi. Đó là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời thiên nhiên hằng ngày đi qua trên lăng. Câu dưới là hình ảnh ẩn dụ - hình ảnh bác Hồ. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng mạnh hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.

- Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh tả thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi vào lăng viếng Bác. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như tiếng bước chân vào lăng viếng Bác của người dân.

- Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực, mà còn là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Bác những điều tốt đẹp nhất

- Dâng "bảy mươi chín mùa xuân" là một hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một của đời đẹp như những mùa xuân, vvaf đã làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thiên sơn tuyết liên
16/04/2021 20:41:50
+4đ tặng
Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh - Bài mẫu 4

a, Mở bài

Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân

Bài thơ “Sang Thu” khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển giao mùa từ mùa hạ sang thu, cả bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp.

b, Thân bài

* Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

- Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người, tâm hồn của mình qua những tín hiệu:

Sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng, tiếng lá vàng rơi xào xạc.

Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người.

Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”.

Dòng sông, mưa, đám mây cũng có những tín hiệu sang thu → Tác giả khẳng định rằng “Thu đến thật rồi”.

- Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị, gần gũi. Tác giả rất tinh tế, khéo léo để nhận ra sự thay đổi rất nhẹ nhàng, dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm.

- Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo.

- Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.

* Tác giả bắt đầu suy ngẫm, chiêm nghiệm thể hiện qua giọng thơ trầm hẳn ở bốn câu thơ cuối

- Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

- Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: Hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi

→ Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

- Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.

* Nghệ thuật

- Với thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh đơn sơ, quen thuộc, biện pháp nghệ thuật nhân hóa những hình ảnh màn sương, đám mây,… làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn.

c, Kết bài

- Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.

- Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo