Các bộ phận chính của một máy biến thế, gồm có:
Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau.
Một lõi sắt (hay thép) có pha Silic gồm nhiều lá mỏng ghép cách điện với nhau.
2.1.2. Hoạt động:
Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
2.2. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn
Gọi N1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.
N2 Là số vòng dây và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
k = U1U2U1U2 = N1N2N1N2
Ta có : N1N2N1N2 (gọi là hệ số máy biến thế)
Nếu k > 1 (tức U1>U2 hay N1>N2) là máy hạ thế.
Nếu k < 1 (tức U12 hay N12 ) là máy tăng thế.
2.3. Vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa
Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần có hiệu điện thế rất lớn (hàng trăm ngàn vôn) ta dùng máy tăng thế. Đến nơi sử dụng điện lại chỉ cần hiệu đện thế thích hợp (220V) ta dùng máy hạ thế. Chính vì vậy máy biến thế có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa.
Lưu ý: Máy biến thế chỉ có thể hoạt động được với dòng điện xoay chiều và không hoạt động được với dòng điện một chiều.