Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm " rừng xà nu " của Nguyễn Trung Thành để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ

Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm " rừng xà nu " của nguyên trung thành để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ  

2 trả lời
Hỏi chi tiết
671
1
0
Thiên sơn tuyết liên
18/04/2021 20:59:51
+5đ tặng

Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

“Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1965, khi Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam. Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng giàu chất lãng mạn: đó là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu….

  • Thân bài:

1. Cây xà nu, rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

Là một loại cây thanh nhã mà rắn rỏi, ham khí trời và ánh sáng: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luông thẳng tắp”.

Cây xà nu bất chấp bom đạn, tồn tại vượt lên sự huỷ diệt của kẻ thù; hào hùng, hiên ngang ngay cả khi gục ngã:

+ “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão…”.

+ “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngục lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi….”.

+ “Rừng xà nu” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, hứng lấy hàng loạt đạn đại bác….Cả rừng xà nu không cây nào không mang thương tích –> đây cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man.

Trong đau thương dữ dội, rừng xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh. Bom đạn kẻ thù không ngăn nổi sức vươn lên mãnh liệt của rừng xà nu. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại nảy mầm lên. Cạnh một cây mới ngã gục có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã” –=>Sự sống từng phút, từng giờ sinh sôi, vượt lên trên cái chết.

Hình ảnh rừng xà nu không chỉ là khung cảnh thiên nhiên hoành tráng ở một buôn làng cụ thể. Nó còn là hình ảnh, là không gian nghệ thuật tượng trưng của đất rừng Tây Nguyên bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà văn đã tạo ra một không gian sử thi đầy bi tráng của đất và người Tây Nguyên anh dũng.

2. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên:

Hình ảnh rừng xà nu tầng tầng, lớp lớp kế tiếp nhau lớn lên dưới bom đạn kẻ thù như  hình ảnh dân làng Xô Man từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau đứng lên giữ gìn xứ sở và truyền thống của dân tộc mình.
Lịch sử làng Xô Man là lịch sử của những chuỗi ngày đau thương mà anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ (anh Quyết hi sinh có Tnú, Mai đứng lên; Mai hi sinh có Dít, có bé Heng đứng lên nối tiếp…). Các thế hệ nối tiếp nhau như lớp lớp cây rừng xà nu bất khuất trước bom đạn của kẻ thù.

Cây xà nu bất chấp bom đạn cũng như con người Tây Nguyên kiên cưòng, dũng cảm, không khuất phục trước kẻ thù (Cụ Mết, Tnú, Mai, bà Nhan, anh Xút…).

Chọn cây xà nu làm biểu tượng, tác giả đã tạo ra được sự phù hợp kì lạ giữa những phẩm chất của cây và người Tây Nguyên trong tác phẩm – Một sự chiếu ứng thật kì diệu.

  • Kết bài:

“Rừng xà nu” là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và chiến thắng của những người dân Tây Nguyên yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm mang đậm tính sử thi, chất anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành. Với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anh Daoo
18/04/2021 21:03:00
+4đ tặng

 Nguyễn Trung Thành (sinh năm 1932) có bút danh Nguyên Ngọc.

 

Tác giả Nguyễn Trung Thành-Ông là một nhà văn quân đội, cuộc hành trình của ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong suốt các chiến dịch và vì thế ông có rất nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất nơi đây.Những tác phẩm nổi tiếng: Rừng xà nu,
 

Loại cây đặc trưng cho màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động, chiến đấu và những sự kiện quan trọng của dân làng Xô Gỗ xà nu, khói xà nu làm nhuộm đen bảng để tụi nhỏ học chữ, lửa xà nu thắp sáng mỗi ngôi nhà. Chính ngọn đuốc xà nu đã đồng hành trong đêm, chiếu sáng cho dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí sẵn sàng để đánh giặc. Cả rừng xà nu vươn ưỡn thân mình để bảo vệ, bao bọc buôn làng tránh khỏi những trận bom từ kẻ địch, để rồi trong hàng vạn cây, không cây nào là không bị thương tích.
 

Hình tượng rừng xà nu còn mang vẻ đẹp song hành cùng với những thế hệ cách mạng tiếp theo của dân làng Xô Man. Những cây xà nu cổ thụ lâu năm chính là đại diện cho lớp người già như thế hệ cụ Mết: chúng không dễ dàng bị quật ngã bởi gió bão, cùng giống như cụ Mết vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh để là chỗ dựa tinh thần cho người dân trong buôn làng.Những cây xà nu mang dáng vóc trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: những vết thương do bom đạn gây ra cũng trở nên mau lành như trên thân thể cường tráng (giống như hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo nhanh chóng).Những cây xà nu nhỏ mới mọc chính là hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, giống như bé Heng dù tuổi còn nhỏ nhưng đã rất dũng cảm bước tiếp dấu chân của cha anh.

- Thế hệ cha anh đi trước ngã xuống đã có thế hệ con em đứng lên đấu tranh giành tự do và “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên” như đang nối tiếp sự nghiệp thế hệ trước để lại.Những nỗi đau xé lòng mà cây xà nu phải chịu đựng cũng chính là những gì con người ở đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình ... ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn ...”: Nhớ tới hình ảnh anh Xút và bà Nhan bị chặt đầu rồi treo lên cây vả. Mai cùng đứa con bị tra tấn bằng cây gậy sắt cho đến chết.Hình ảnh đắt giá mang nhiều ý nghĩa là 10 đầu ngón tay Tnú bị bọn giặc đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.
 

Ta có rừng xà nu để thấy khúc sử thi tái hiện vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng, sự đồng hành của con người núi rừng và những nét truyền thống văn hóa Tây Nguyên.Hình tượng rừng xà nu đại diện cho con người Tây Nguyên với những đặc tính tốt đẹp tiêu biểu, đặc trưng.
Ngòi bút đậm chất sử thi.Ngôn từ giản dị, mang màu sắc Tây Nguyên.Những phân tích hình tượng rừng xà nu chi tiết như trên sẽ là một lựa chọn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập. Hình tượng rừng xà nu là điểm nhấn đắt giá của tác phẩm nên hy vọng các bạn đã có nhiều kiến thức hơn từ những hướng dẫn trên để phân tích hình tượng này tốt nhất. Kiến Guru rất vui vì đồng hành cùng bạn không chỉ tác phẩm này mà còn nhiều tác phẩm ngữ văn đặc sắc khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo