Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn dịch khoảng 8 câu cho luận điểm sau : Trình bày suy nghĩ của em về cách ăn mặc phù hợp nhất của người học sinh thời nay

Viết 1 đoạn văn NL theo lối diễn dịch khoảng 8 câu cho LĐ sau : TB suy nghĩ của em về cách ăn mặc phù hợp nhất của người học sinh thời nay
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
585
0
0
Dương Lộ Khiết
19/04/2021 13:10:35
+5đ tặng
mk viết dàn ý lun nha bn:
Dàn ý chi tiết 

1. Mở bài

- Đất nước ngày càng phát triển nên cuộc sống ngày càng đủ đầy. Điều kiện sống như vậy là nền tảng cho thanh thiếu niên học tập, rèn luyện nhưng bên cạnh đó cũng tạo mặt tiêu cực khi học sinh không làm chủ bản thân, ăn chơi đua đòi k hợp vs lứa tuổi và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Thân bài:

- Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của 1 số người bắt chước nhau, đua đòi về cách sống thích xài sang, chạy theo mốt.

- Thực trạng của hiện tượng này:

+ Trút bỏ những bộ đồng phục của trường m để mặc vào những bộ quần áo đáng chê trách.

+ Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng. . .

=> Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa .

+ Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua . Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang.

- Tác hại: Tiêu tốn tiền của, thời gian 1 cách vô ích.

- Tệ hại hơn họ còn biến m thành kẻ khác người với tóc tai quần áo dị thường.

Để có tiền mua họ vòi vĩnh bố mẹ , thậm chí vì những bộ híp hốp ấy họ sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp => sa vào tệ nạn khác :ma túy, cờ bạc

⇒ Ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ mang tiếng xấu.

- Lời khuyên và biện pháp

C. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.

Nghị luận trang phục của giới trẻ hiện nay - Mẫu 1

Nhà chính trị gia Benjamin Franklin đã từng nói: “Hãy ăn để thỏa mãn mình, nhưng mặc để thỏa mãn người khác”. Đúng như vậy trang phục là nhu cầu vật chất rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Không chỉ được xem như là một sản phẩm bình thường , mà ngoài ra trang phục còn được xem như là phẩm chất , tính cách con người chúng ta. Do xã hội ngày càng phát triển nên những trang phục truyền thống cổ truyền đã dần bị học sinh, nói một cách bao quát hơn là giới trẻ ngày nay thay đổi đa dạng hơn nhưng có một chút gì đó quá đà bởi các thứ quần áo không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, môi trường,…

Trang phục là những loại vải được thiết kế thành những hình dạng dùng để mặc như áo, quần, váy,…, dùng để đội như nón, mũ,…, dùng để mang như giày, dép,…Chức năng chính của trang phục là dùng để bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp con người làm đẹp, thể hiện được sự hiểu biết thẩm mĩ của bản thân với mọi người.

Dân gian thường nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Con người có trở nên đẹp hơn bởi biết cách lựa chọn trang phục và ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh. Bởi thế, nếu giới chúng ta lựa chọn trang phục, điều đó sẽ giúp ta đẹp hơn, thoải mái hơn hoặc cũng có thể bị mọi người “kì thị” nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn được trang phục vừa phù hợp với mình vừa phù hợp với đôi mắt của mọi người xung quanh là rất quan trọng.

Trang phục đẹp là trang phục không cầu kỳ, giản dị nhưng hài hòa về màu sắc, phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi. Không những vậy, nó còn thể hiện tính cách. Người có một trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kỳ. Người có một bộ trang phục hợp thời trang là người biết chăm chút vẻ bề ngoài của mình. Một bộ trang phục còn nói lên nghề nghiệp, trình độ của chúng ta, nó giúp ta tự tin hơn trong mọi tình huống.

Trang phục của giới trẻ đang trở thành một đề tài bàn tán với nhiều ý kiến trái chiều. Ngắn, mỏng, hở là ba từ chỉ tình trạng trang phục của học sinh và giới trẻ hiện nay. Tại những thành phố lớn, ta có thể thấy những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ có ý nghĩa đen tối hoặc tục tĩu,… Tất cả là do lối suy nghĩ lệch lạc, thích phá cách, đặc biệt là các bạn nữ thích khoe “body”, “mặc như không mặc”. Ra đường những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta phải xấu hổ giùm, hay những chiếc áo có thể xuyên thấu nhìn thấy cả nội y bên trong, thật không hiểu tại sao các bạn ấy lại có suy nghĩ mặc vào là đẹp, mặc vào là quyến rũ, là làm người khác phải ngưỡng mộ vẻ đẹp của mình.

Tôn vinh vóc dáng hay “khoe” vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của mỗi người. Thế nhưng, nếu ta lạm dụng quá mức điều đó một cách lố lăng là một hành động thiếu đạo đức và vi phạm các chuẩn mực xã hội. Con người cần phải ứng xử lịch sự và tôn trọng người khác. Khoe không đúng chỗ, đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ là điều xúc phạm, tự hạ thấp giá trị bản thân mình.

Đối với một người học sinh, người ta sẽ đánh giá sự hiểu biết, thậm chí là trình độ học vấn qua cách ăn mặc và cũng có thể là danh tiếng của ngôi trường chúng ta đang học qua bộ đồng phục học sinh. Đó là thời trang quen thuộc của mỗi học sinh, sinh viên khi đến trường ở Việt Nam. Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.

Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu…

Nhưng việc mặc đồng phục hiện nay đã có sự lạm dụng hóa. Nhiều bạn đi học không bao giờ ủi đồ, để quần áo nhăn nhúm đến trường, ai nhìn vào cũng cảm thấy khó chịu và đánh giá tính cách đầy lượm thượm, không chỉnh tề của chính bản thân chúng ta. Những chiếc váy của các bạn nữ thì ngắn hơn đùi, các bạn đi học luôn son môi, trang điểm đậm, thậm chí còn mặc nội y màu tối để làm nổi bật, như vậy sẽ mất đi giá trị của chiếc đồng phục học sinh, đồng thời thể hiện sự thiếu tôn trọng của bản thân đối với nhà trường.

Còn các bạn nam không bỏ áo vào quần, áo quần xộc xệch không ra hệ thống gì, ống quần thấp ống quần cao không giống đi học chút nào. Chúng ta hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Thật không lạ với những chiếc áo, chiếc váy khoét sâu, mỏng manh chỉ cần một cơn gió là có thể “phản chủ”. Họ quan niệm rằng, “đẹp là khoe” nên chọn cho mình những bộ áo quần ít vải, hở quá đà, nhưng người ta chỉ thấy “nóng mắt”, phản cảm từ những bộ cánh “ấn tượng” ấy. Từ những trang phục này, đại đa số đều cho rằng, đó là những con người vô ý thức, bởi nếu có ý thức thì họ đã không chọn những chiếc áo quá mỏng, những chiếc quần quá ngắn lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.

Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh cách ăn mặc “dị hợm” này. Nguyên nhân chính là do sự vi phạm đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trào lưu “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng ngại.

Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.

Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải loại trừ ra khỏi cuộc sống. Đừng ngồi không đánh giá người khác, hãy tiến đến nhắc nhở, khuyên nhủ họ. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội.

Qua phong cách ăn mặc và trang phục của học sinh và giới trẻ, ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.

Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và thay đổi nó, thiết kế nó sao cho có phong cách trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực trang phục của dân tộc, đề cao giá trị đạo đức trong xã hội, tạo cơ hội hội nhập cho giới trẻ trong thế hệ hiện nay.

Không thể phủ nhận được rằng, trang phục sẽ làm tôn vinh và khẳng định vẻ đẹp của chúng ta. Để trang phục có thể thực hiện tốt chức năng ấy, chúng ta cần phải chọn lựa thật kỹ càng trước khi khoác lên mình một bộ cánh mới. Vấn đề trang phục của học sinh giới trẻ nhất định phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc và có giải pháp điều chỉnh hiệu quả. Ngoài ra, ta phải luôn nhắc nhở bản thân rằng trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau. Không nên khoe mẽ quá mức. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn là cách ứng xử văn hóa và nhã nhặn nhất mà con người cần thực hiện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư