Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh các trường phái hội họa : Dã thú, Lập thể, Siêu thực

So sánh các trường phái hội họa : Dã thú, Lập thể, Siêu thực

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.396
3
0
Nguyễn Nguyễn
19/04/2021 19:26:48
+5đ tặng
Trường phái dã thú

Để chống chọi với trường phái Ấn tượng, quá chú trọng đến ánh sáng mà quên đường nét của cảnh vật, nên trường phái Dã thú ra đời.

Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái Ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt.

 

Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công chúng xem tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là một loạt tiêu chí hội họa cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng tranh được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã thú “, và cái tên Dã thú đã bước vào lịch sử hội hoạ Thế giới. Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi vì những màu sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình.

Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực thịnh năm 1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt động trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyển sang những phong cách rất khác nhau. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy….

Hầu hết thành viên của trường phái Dã thú là người Pháp và trẻ tuổi. So với khuynh hướng Ấn tượng, sự xuất hiện của hội họa Dã thú mang tính chất đảo lộn, phủ định hơn rất nhiều. Tất cả đều cùng ý chí ” Nổi loạn màu sắc”, Vlaminck và Derain tuyên bố sẽ ” Đốt trụi trường Mỹ thuật bằng các sắc xanh Cobalt và đỏ son”.

Để thực hiện tham vọng sáng tạo một nền hội họa mới, các họa sĩ Dã thú chủ trương phất cao lá cờ tự do, không lệ thuộc vào đề tài, vào thiên nhiên và sử dụng màu sắc một cách mạnh mẽ nhất, dùng màu nguyên chất tạo sự tương phản mạnh và vứt bỏ khối vờn, bỏ diễn tả sáng tối. Theo họ như vậy tranh mới phát huy được hết các cường độ và âm hưởng của màu, mới tương ứng với tình cảm mạnh mẽ của lớp thanh niên đầu thế kỷ. Nhãn thức Dã thú đã đưa hội họa đến một không gian chói chang. Họ sử dụng bút pháp phóng đại cường điệu. Con người và sự vật trong tranh được vẽ bởi những nét rất dứt khoát và đậm. Với họ, bức tranh phải thể hiện cá tính mạnh mẽ, biểu hiện những tư tưởng tình cảm và rung động chủ quan của tác giả.

5. Trường phái lập thể

Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh.

Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartrecủa kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu.

Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ “lập thể” lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và sau đó thành tên gọi chính thức.Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sỹ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một số họa sỹ khác cũng tự coi là họa sỹ lập thể khi đi theo các khuynh hướng khác với Braque và Picasso.

Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào thập niên 1910 và khơi dậy một vào trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện.
Trường phái siêu thực

Trường phái surrealissm đã phô bày những tác phẩm nghệ thuật bằng trang và bằng chữ viết. Họ nhấn mạnh đến sức mạnh của trí tuệ khi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.

Với trường phái hội họa này, những chủ thể rất bình dị được đặt trong một phông màn hoặc bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực.

 

Các nghệ sỹ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp mới trong cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng của các nghệ sỹ khác như Paul Cezanne, Georges Seurat, điêu khắc Iberi, nghệ thuật điêu khắc châu Phi và như sau này Braque thừa nhận, họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú.

 

Các họa sỹ lập thể nổi tiếng của trường phái này: Georges Braque, Marcel Duchamp, Juan Gris, Fernand Leger, Jacques Lipchitz, Louis Marcoussis, Marie Marevna, Jean Metzinger, Francis Picabia, Pablo Picasso, Liubov Popova, Marie Vassilieff, Fritz Wotruba…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo