Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu ảnh hưởng của biển tác động đến kinh tế, tự nhiên, an ninh quốc phòng?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
446
2
1
*•.¸♡???????? ...
19/04/2021 21:50:22
+5đ tặng
Vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng kinh tế, là cửa ngõ giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại là đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng tạo ra thế và lực trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Anh Minh
25/05/2021 10:32:38
+4đ tặng

Phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Từ sau Đại hội XI của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được điều chỉnh cụ thể, chi tiết hơn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhấn mạnh “gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển”(1), đề ra những giải pháp tích cực để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như tăng cường công tác quy hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược đều phải gắn kết chặt chẽ với quá trình tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ, phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện quân với dân một ý chí; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội....

Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển)... du lịch biển, đảo. Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, thu hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển, đảo một cách bền vững...”(2).

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng nêu rõ những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó có giải pháp tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Nghị quyết chỉ rõ, cần “hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. Xây dựng lực lượng công an khu vực ven biển, đảo, các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vững mạnh, làm nòng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo. Nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển, đảo; bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vùng biển, đảo”(3). 

Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, “kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực”(4), tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 9 triệu người, thay đổi về cơ cấu ngành, nghề theo hướng hiện đại hóa.

Trong khi đó, quốc phòng - an ninh đóng góp rất tích cực vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kiềm chế được xung đột; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển. Không chỉ quan hệ chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, kinh tế biển còn gắn chặt với công tác đối ngoại. Việt Nam tăng cường thúc đẩy quan hệ với các nước, nhất là các nước có lợi ích, có tiềm lực về biển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia; chủ động, tích cực giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình  trên cơ sở luật pháp quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế biển. Đồng thời, chúng ta thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững biển, đại dương và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vùng biển, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực về biển. Các giải pháp này góp phần giải quyết tranh chấp, xác định rõ quyền lợi của các quốc gia trên biển, tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ và là cơ sở cho việc hợp tác lâu dài; mở rộng hiểu biết, tin cậy, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, cũng như nâng cao năng lực quốc gia trong việc sử dụng và khai thác, phát triển kinh tế biển bền vững.

Tuy nhiên, một số địa phương, một số ngành chưa thực sự gắn kết phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ngược lại, có một số lĩnh vực của quốc phòng, an ninh chưa được gắn kết với phát triển kinh tế, làm cho kinh tế biển vốn còn nhiều hạn chế về khoa học - công nghệ, kỹ thuật và năng lực lại thêm phần bất cập trong công tác bảo vệ, làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh. Một số địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo, chưa chú trọng các phương án xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, chủ yếu chạy theo lợi ích kinh tế; một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến cảng, cơ sở công nghiệp biển, các khu dịch vụ trên đảo vẫn còn tràn lan, không tuân thủ các nguyên tắc chung... làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển, đảo. Đây là điểm cần chú ý khắc phục trong thời gian tới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×