1. Đối với động vật:
- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.
+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
Ví dụ: Ở cá rôphi Việt Nam:
+ 5,6°C: giới hạn dưới (chết).
+ 42°C: giới hạn trên (chết).
+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.
+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng (hay giới hạn sinh thái).
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.
Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ được năng lượng.
Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.
Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.
- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật là làm cho chu kì sống ngắn lại.
Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.
2. Đối với thực vật
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.
Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.
- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.
+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô hấp