Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng ở nước ta?

Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng ở nước ta?
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.083
2
6
+5đ tặng
Khu vực đồi núi.
 
  Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
 
a) Vùng núi Đông Bắc
 
 - Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
 
- Có những cánh cung lớn và đồi trung du phát triển rộng.
 
 - Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
 
b) Vùng núi Tây Bắc
 
 - Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
 
 - Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta (Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m).
 
 - Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên.
 
c) Vùng Trường Sơn Bắc
 
 - Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, dài khoảng 600km.
 
 - Là vùng núi thấp, hướng núi là tây bắc - đông nam.
 
 - Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng.
 
 
 
d) Vùng Trường Sơn Nam
 
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
 
- Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
 
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
6
Nguyễn Nguyễn
23/04/2021 22:04:16
+4đ tặng

1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

2. Khu vực đồng bằng

 

 

Hình 29.2. Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

 

Hình 29.3. Lược đồ đồng bằng sông Hồng


a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

 

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

3
5
Thiên sơn tuyết liên
23/04/2021 22:04:32
+3đ tặng

       Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

 

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng

Giữa sông Hồng và sông Cả

Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Phía Nam dãy Bạch Mã.

Hướng núi

Vòng cung

Tây Bắc – Đông Nam

Tây Bắc – Đông Nam

Vòng cung

Hình thái chung

- Các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía bắc và đông

- Cao nhất cả nước.

- Phía Đông và Tây là các dãy núi cao và trung bình. Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

- Các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

- Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

- Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây:

Tây

Đông

các cao nguyên ba dan bằng phẳng, các bán bình nguyên xen đồi

các khối núi cao đồ sộ, sườn dốc chênh vênh.

 

Các dãy núi chính, các sông chính

- Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các sông: Cầu, Thương, Lục Nam.

- Dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fanxiphăng 3143m).

- Sông Đà, Mã, Chu.

- Dãy Giăng Màn, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Đỉnh Pu xai lai leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).

- Sông Cả, Gianh, Đại, Bến Hải…

- Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin (2405m), Lâm Viên (2287m)…

- Sông Cái, Ba, Đồng Nai…

-  Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

· Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

 

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng duyên hải miền Trung

Diện tích

Khoảng 15.000km2

Khoảng 40.000km2

Khoảng 15.000km2

Điều kiện hình thành

Phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình

Phù sa sông Tiền và sông Hậu

Chủ yếu là phù sa biển

Địa hình

Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Bị chia cắt thành nhiều ô.

 

Có hệ thống đê ven sông

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×