Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoạt động buôn bán của đô thị cổ Thăng Long?

Hoạt động buôn bán của đô thị cổ Thăng Long?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
348
1
0
Nguyễn Nguyễn
24/04/2021 14:40:23
+5đ tặng

Bấy giờ, do thợ thủ công lành nghề dồn về Thăng Long khoe trình độ tay nghề ngày càng nhiều, nên số lượng phường thợ cũng ngày càng lớn hơn, cả về quy mô và chất lượng. Hai bên tả, hữu Thăng Long được phân bố các vùng kinh tế gắn với 61 phường. Mỗi phường khi ấy thường tập trung những người cùng làm một nghề nhất định, thường là từ một vùng nào đó kéo về Thăng Long. Họ vừa làm nghề, vừa mở cửa hàng buôn bán sản phẩm, tạo thành những con phố gắn với nét đặc trưng của phường nghề ấy.

Đúng như tầm nhìn của Lý Thái Tổ, Thăng Long chính là nơi hội tụ của non sông, đất trời, là vùng đất lành. Thuở ấy, người ta vẫn đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường sông kết hợp với đường bộ. Các tuyến đường bộ huyết mạch (do con người tạo ra) hầu như đều tụ cả về Thăng Long, các tuyến đường sông (do tự nhiên tạo ra) chủ yếu cũng đều hợp lưu tại Thăng Long. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nên người ta kéo nhau về đây làm ăn, buôn bán cũng là chuyện thường tình.

Do hoạt động giao thương với nước ngoài ngày càng phát triển, năm 1149, vua Lý Anh Tông bèn cho mở bến cảng Vân Đồn Trang làm nơi neo đậu của tàu, thuyền buôn nước ngoài. Sau khi bán hết hàng tại Thăng Long, những lái buôn này dùng chính tiền của Đại Việt để mua hàng của người Việt, vận chuyển về nước họ bán kiếm lời.

Bấy giờ, người Việt ta cũng đã tổ chức đánh tàu đưa hàng ra nước ngoài buôn bán, chủ yếu là sang Trung Hoa. Hàng hóa của chúng ta chủ yếu là sản vật ở các địa phương, được người dân nước bạn ưa thích bởi sự quý hiếm.

Như vậy, thời Lý cũng là thời kỳ mở đầu cho giai đoạn giao thương phát triển mạnh mẽ giữa nước ta với các nước khác (nay vẫn gọi là xuất – nhập khẩu hàng hóa). Thăng Long chính là đầu mối cho mọi hoạt động giao thương ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng
Kinh tế TBCN phát triển cùng các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỷ XV – XVI đã dẫn đến kỷ nguyên thương mại quốc tế sau đó. Các nước phương Tây đẩy mạnh việc giao lưu quốc tế vs các nước phương Đông. Hai trục giao thương buôn bán lớn ở biển Đông được hình thành đó là trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Trong nước, về chính trị thời kỳ này đất nước ta chia cắt thành 2 Đàng. Trong các tk XVI – XVIII, nền kt hàng hóa phát triển, có những chuyển biến to lớn. Chính trong bối cảnh đó, hoạt động trong các đô thị đã ra đời,bên cạnh các đô thị cũ còn xuất hiện nhiều đô thị mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo