LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ca dao là những khung bậc cảm xúc là ngọn nguồn của tình yêu thương tình cảm gia đình . Hãy chứng minh điều đó qua 1 bài ca dao về gia đình mà em đã được học

Ca dao là những khung bậc cảm xúc là ngọn nguồn của tình yêu thương tình cảm gia đình . Hãy chứng minh điều đó qua 1 bài ca dao về gia đình mà em đã được học

2 trả lời
Hỏi chi tiết
667
3
2
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
25/04/2021 18:49:23
+5đ tặng
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:Công cha như núi ngất trờiNghĩ mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiềuCâu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:“Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ một nhà cùng thânYêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận hai thân vui vầyMột lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Phan Văn Thuận
25/04/2021 18:50:07
+4đ tặng

Tự bao đời nay, trong tâm thức của người Việt, hạnh phúc luôn được vun trồng và hình thành từ đạo lý, nghĩa tình. Lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ và những người đã khuất đã hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam. Bao thế hệ người Việt Nam đã lớn lên từ bài học giản dị qua lời ru của mẹ, của bà:

"Con người có tổ có tông 

 Như cây có cội như sông có nguồn".

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có biết bao câu ca dao, tục ngữ về gia đình và những thành tố quan trọng để làm nên gia đình hạnh phúc. Trong quan niệm của cha ông, gia đình hạnh phúc là gia đình hòa thuận, con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, anh chị em yêu quý lẫn nhau, các thành viên trong gia đình biết học tập, tu dưỡng và biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

"Vợ chồng là ruột là rà 

 Anh em có cửa có nhà anh em 

 Sao cho trong ấm ngoài êm 

 Như thuyền có bến như chim có bầy".

Hạnh phúc lớn lao nhất là vợ chồng thương yêu nhau, tâm đầu, ý hợp: "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn". Trong gia đình, "Vợ chồng là nghĩa tao khang/ Chồng hoà vợ thuận nhà thường yên vui", nghĩa tình được gìn giữ thủy chung sau trước:

"Đã rằng là nghĩa vợ chồng,

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời."

Và hạnh phúc giản đơn là cuộc sống chỉ có một vợ, một chồng: "Đói no một vợ một chồng/ Một miếng cơm tấm, đồng lòng thương nhau", luôn thương yêu nhường nhịn nhau, không phụ thuộc vào tài sản nhiều hay ít:

"Nhà em có vại cà đầy,

Có ao rau muống, có đầy chum tương.

Dù không mỹ vị, cao lương,

Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.

Một nhà vui vẻ êm đềm,

Đói no tùy cảnh, không thèm lụy ai".

Hạnh phúc được gắn liền với trách nhiệm các thành viên: "Đàn ông xây nhà. Đàn bà xây tổ ấm". Trong gia đình hạnh phúc, chữ "hiếu" trở thành đạo lý được đặt lên hàng đầu:

"Công cha như núi Thái Sơn 

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

 Một lòng thờ mẹ kính cha 

 Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con".

Có nhiều câu ca dao đã hướng con người đến đạo làm con: "Dạy con, con nhớ  lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên", "Làm trai nết đủ trăm đường/Trước tiên điều hiếu: đạo thường xưa nay/ Công cha đức mẹ cao dày/Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ/ Nuôi con khó nhọc đến giờ/Trưởng thành con phải biết thờ hai thân/ Thức khuya dậy sớm cho cần/ Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con hay "Con ơi ghi nhớ lời này/Công cha, nghĩa mẹ, công thày chớ quên". Lòng biết ơn cha mẹ là khởi nguồn của đạo hiếu. "Ơn cha nặng lắm cha ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang". Từ đó đã có lời nhắc nhở: "Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới chân tu". Quả báo sẽ đến với "Ai bỏ cha mẹ cơ hàn. Ngày sau Trời phạt đứng đàng ăn xin".

Trong đạo làm người, không chỉ hiếu kính với cha mẹ mà còn phải hiếu kính với ông bà:

"Ông bà là ngọc là vàng

Ai mà biết quý phúc rơi đầy nhà".

Hạnh phúc gia đình được quan niệm thật giản đơn khi chúng ta có đủ đầy cha mẹ: "Mẹ còn là cả trời hoa/ Cha còn là cả một tòa kim cương" hay "Có cha, có mẹ có hơn/ Không cha, không mẹ như đờn không dây"; có cháu con vui vầy: "Có vàng vàng chẳng hay phô/ Có con con nói trầm trồ mẹ nghe"…

Trong quan niệm của người Việt Nam, hạnh phúc luôn gắn liền với đức hạnh. Chữ đức luôn được coi trọng. Đức là nền tảng của phúc. Cha ông ta quan niệm: "Có đức thả sức mà ăn", tích đức cho con hơn tích của:

"Cha mẹ để của bằng non, 

 Không bằng để đức cho con ở đời".

Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Để có gia đình hạnh phúc, đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình cùng phải vun đắp. Sinh con, cha mẹ phải nuôi dưỡng và dạy con: "Dạy con từ thưở còn thơ" hay "Dạy con từ thưở lên ba/ Dạy con từ thưở con còn ngây thơ". Mỗi thành viên trong gia đình đều phải chú trọng giữ gìn nhân cách: "Giấy rách phải biết giữ lấy lề". Trong dạy con, ông cha ta chú trọng dạy lễ phép:

"Bảo vâng, gọi dạ, con ơi, 

 Vâng lời sau trước, con thời chớ quên. 

 Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền, 

 Vào thưa, ra gửi, mới nên con người".

Cùng với lễ phép, con trẻ cũng cần phải tu dưỡng, học tập. Những lời răn dạy qua ca dao thật nhẹ nhàng, thấm thía:

"Con ơi muốn nên thân người,

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.

Gái thời dệt gấm thêu hoa,

Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.

Trai thời đọc sách ngâm thơ,

Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.

Mai sau nối được nghiệp nhà,

Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân".

Trong gia đình hạnh phúc, anh chị em thuận hòa, biết thương yêu giúp đỡ nhau: "Môi hở răng lạnh", "Máu chảy ruột mềm", "Chị ngã, em nâng", "Anh em như thể chân tay, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Hay:

"Anh em nào phải người xa 

 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 

 Yêu nhau như thể tay chân 

 Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

 

Muốn có hạnh phúc con người phải biết ứng xử đúng mực, biết nói những lời thân ái: "Lời nói chẳng mất tiền mua. Nói năng hòa nhã cho vừa lòng nhau". Trong cuộc sống, mỗi người đều phải biết lựa lời và làm chủ về ngôn từ, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng: "Vợ chồng là nghĩa cả đời/ Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn" Hay: "Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê". Và cốt lõi của hạnh phúc là yêu thương, dòng sinh dưỡng gắn kết mọi người và các thế hệ với nhau: "Yêu trẻ trẻ đến nhà, yêu già già để tuổi cho".

Sự phát triển của kinh tế thị trường có những tác động tích cực làm cho cuộc sống phồn vinh, có nhiều tiện ích hơn nhưng đồng thời đã và đang làm con người bị cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, ngày càng coi trọng các giá trị vật chất hơn. Thêm vào đó là sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai ngày càng mạnh mẽ khiến quan niệm về hạnh phúc gia đình đã có sự thay đổi. Sự gắn kết các thành viên trong gia đình, ranh giới giữa hạnh phúc và bất hạnh ngày càng trở nên mong manh hơn. 

Trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc, đọc lại những câu ca dao, tục ngữ của cha ông, chúng ta thực sự thấm thía những bài học về đạo lý rất nhân bản mà chúng ta sẽ tiếp tục còn phải học và phát huy để lưu giữ được nét đẹp của gia đình truyền thống của Việt Nam. Với tất cả yêu thương, chúng tôi xin được chia sẻ đôi điều cảm nhận về những bài học quý báu này và mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ cùng suy ngẫm, học hỏi, trân trọng và vun đắp cho gia đình mình ngày một hạnh phúc hơn.

Dương Linh
cảm ơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư