Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm

Giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm

3 trả lời
Hỏi chi tiết
201
3
1
Thanh Bình
25/04/2021 21:17:59
+5đ tặng

Kho tàng tục ngữ đã để lại những bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhằm khuyên nhủ về con người về cách sống.

Câu tục ngữ gồm có hai về là “đói cho sách” và “rách cho thơm”. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “đói” và “rét” nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong xã hội phong kiến, nhân dân thường phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị. Với bản năng của con người, khi đến bước đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào. Liệu có mấy ai còn nghĩ được đến việc giữ gìn phẩm chất? Nhưng với câu tục ngữ này, chúng ta đã có suy nghĩ hoàn toàn khác. Nhân dân lao động dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lụi. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, ám ảnh bởi những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về lối sống trong sạch. Ở quá khứ, chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… - những con người lựa chọn lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên và rời xa chốn quan trọng lắm bon chen, lọc lừa. Ở hiện tại, chúng ta phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương về lối sống giản dị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được phẩm chất thanh cao của mình.

“Cái sạch, cái thơm” chính là tấm lòng khẳng khái, dù sống trong bùn đục nhưng như bông hoa sen vẫn tỏa ngát hương. Có như vậy dù cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tâm hồn vẫn luôn thảnh thơi, cuộc sống vẫn tràn đầy niềm vui và nhàn nhã. Bài học về lòng tự trọng đó thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao.

Như vậy, đây là một lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Chúng ta hãy giữ gìn cho mình một tấm lòng trong sạch dù trong bất kì hoàn cảnh nào:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Nguyễn
25/04/2021 21:18:17
+4đ tặng

Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên. Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”. Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời. Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói” và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới.

Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán trái phép… làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất, cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.

Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình, sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

2
2
⊰⊹NTTH⊹⊱
25/04/2021 21:25:30
+3đ tặng

                                                       Bài làm:
    Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.

    Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho. Đây là lối sống đẹp đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.

     Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.

     Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.

   Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.

   Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.

     Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo