Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Mọi người giúp mình với ạ
"....Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm,

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...."
 (Ngữ văn 8, tập hai ) 
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?

Câu 2. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên miêu tả cảnh gì? 
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó 

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.
 Câu 4. (1,0 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ, em hiểu gì về tình cảm của tác cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê ông?

Câu 5. (1,0 điểm) Em sẽ phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương đất nước? 
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
530
1
0
thảo
26/04/2021 16:23:23
+5đ tặng

1.  Nội dung khái quát: Cảnh những chiếc ghe đánh cá về làng chài sau một chuyến đi biển.

2. Đó là lời trích dẫn cho câu cảm tạ của người dân với trời biển đã cho họ cá đầy ghe.

3. - "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. 

- Những người dân chài có "làn da ngăn rám nắng" đặc trưng, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. Họ từng trải qua bao sóng gió ngư trường, vậy mà biểu lộ không chút mệt mỏi nào. Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ biết bao. 

4. - Biện pháp tu từ: Nhân hoá (làm vật vô tri có cảm nhận, hành động riêng của nó như con người): "im bến mỏi", "trở về nằm", "nghe chất muối thấm dần".

- Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Từ đó toát lên tình yêu quê hương mặn nồng "thấm vào từng thớ thịt" của ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×