LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta

Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
205
1
1
thảo
26/04/2021 20:37:03
+5đ tặng

Tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩ thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyen Mai Anh
26/04/2021 20:37:57
+3đ tặng
Comenxki- một nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân văn vĩ đại người Séc đã nói rằng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, để tôn vinh nghề giảng dạy, đồng thời gián tiếp nêu bật lên sự đáng quý, đáng trọng của những con người làm nghề giáo, những người cả đời lái những chuyến đò đưa học sinh đến bến bờ của tri thức. Ở Việt Nam ta truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ ngàn đời nay, trở thành một chuẩn mực đạo đức, một lối ứng xử tốt đẹp mà mỗi một con người đều phải ghi nhớ không quên. Mỗi thế hệ con em đều được ông cha nhắc nhở rằng “Một ngày làm thầy cả đời làm cha”, thầy cô chính là người cha người mẹ thứ hai, mà chúng ta phải yêu thương, kính trọng bằng hết tầm lòng, không khác gì những người thân ruột thịt trong gia đình, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 
“Tôn sư” tức là tôn trọng, kính mến, và có tấm lòng biết ơn với những người làm thầy, làm cô, bất kể là họ đã từng hay chưa từng dạy dỗ chúng ta. Còn “trọng đạo” có nghĩa là coi trọng, đặt những lời thầy cô giáo truyền đạt ở trong lòng để ngẫm nghĩ, suy xét, xem trọng đạo lý làm người, giữ chuẩn mực đạo đức, đối xử với thầy cô đúng phép tắc lễ nghĩa, không được có những hành động xấc xược, thiếu đạo đức. Biểu hiện rõ nét của truyền thống tôn sư trọng đại trong xã hội ngày nay, chính là sự chăm ngoan, lễ phép, kính thầy yêu bạn của các thế hệ học sinh. Các em học sinh tham gia giờ học một cách nghiêm túc, tích cực xây dựng bài vở, đạt kết quả tốt để làm vui lòng thầy cô giáo, đền đáp lại những gì mà người giáo viên đã truyền dạy. Tôn trọng lời thầy cô dạy dỗ, hết lòng giúp đỡ thầy cô trong công tác giảng dạy, quan tâm thầy cô giống như người thân thiết của mình. Bên cạnh đó vào những ngày lễ tết, đặc biệt là ngày nhà giáo Việt Nam, để tôn vinh nghề giáo và lòng biết ơn của mình, các thế hệ học sinh luôn có truyền thống thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng thầy cô giáo của mình. Thậm chí có người đã ra trường gần 20 năm, nhưng không năm nào quên về thăm lại thầy cô giáo cũ, ôn lại chuyện xưa một cách đầy trân trọng và yêu thương.
 
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc, đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong phong tục tập quán. Từ thuở xa xưa, đặc biệt là nước ta dưới ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của nền Nho học đã có quan niệm về ba vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ấy là “Quân-Sư-Phụ”, tức đứng đầu là bậc cửu ngũ chí tôn, sau đó là vị trí của người thầy và cuối cùng chính là người cha. Như vậy vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua, nhận đủ mọi sự tôn trọng, kính mến từ những người khác trong xã hội, họ được coi là tấm gương sáng, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đất nước, là người trực tiếp bồi dưỡng đào tạo các nhân tài cho quốc gia, chính vì thế xã hội lại càng tin tưởng vào nhân cách, đạo đức và tu dưỡng của bậc làm thầy. Bởi vậy, nên để trở thành một người thầy giáo trong xã hội xưa được nhiều người kính trọng, thì họ cũng phải tự đặt ra cho mình những quy tắc, nề nếp nghiêm cẩn, tác phong đứng đắn, để không phụ lòng mong mỏi của đất nước, nhân dân đồng thời làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, mong có ngày trò giỏi hơn thầy. Không chỉ vậy, lời nói của người thầy trong xã hội cũ vô cùng có sức ảnh hưởng, việc được tiếp xúc giao lưu với những con người được coi là biểu tượng, khuôn mẫu của nhân cách và đạo đức khiến người ta vô cùng vinh dự và quý trọng. Đặc biệt, giữa thầy và trò luôn có sự phân biệt rạch ròi tôn ti, người thầy có quyền nặng lời trách mắng, xử phạt nếu học sinh vi phạm, yếu kém mà học sinh thì phải răm rắp nghe theo, lệnh thầy có lẽ chỉ kém lệnh của thiên tử, sức nặng của truyền thống “tôn sư trọng đạo” vào thời này được bộc lộ vô cùng rõ ràng.
 
 
Ngày nay xã hội có nhiều đổi thay, vị thế của thầy và trò ngày càng được kéo gần, người thầy vẫn đóng vai trò truyền đạt tri thức như bao đời nay, thế nhưng tiếng nói và vị trí xã hội thì không giống như trong xã hội cũ, nghề giáo trở thành một nghề như bao nghề khác. Thế nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo thì vẫn không hề thay đổi trong ý thức hệ của dân tộc ta, và những người làm nghề giáo cũng vẫn giữ được những phẩm cách, tư chất của người làm thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho lớp học trò noi theo. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, sự chi phối của tiền quyền, sự mai một của truyền thống tôn sư trọng đạo trong một số con người, sự xuống cấp của đạo đức đã khiến cho vai trò và vị trí của người thầy, người cô trong xã hội không còn được xem trọng như trước. Có lẽ chúng cũng ít nhiều nghe hoặc chứng kiến những sự việc đáng tiếc như học sinh hành hung, dọa nạt, thách thức, thậm chí là dọa giết cả người thầy người cô của mình chỉ vì những lý do không đâu, chỉ vì sự bồng bột của tuổi trẻ mà không màng tới luân thường đạo lý. Còn các bậc phụ huynh lại càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình khi bao che những hành vi sai trái của con em, đổ lỗi cho giáo viên, coi họ chỉ là những người làm công ăn lương, chỉ được quyền dạy chứ không có quyền trách phạt. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy hết sức nguy hiểm, là tạo cho con em những tư tưởng không tôn trọng thầy cô, ỷ vào sự chở che của cha mẹ, đánh mất đi truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, cuối cùng là cha mẹ đã không dạy dỗ được con cái, cũng không để cho thầy cô uốn nắn. Hậu quả là biến một bộ phận các em học sinh thành lớp người vừa thiếu hụt tri thức lại vừa thiếu hụt cả nhân cách và phẩm chất đạo đức, vô cùng nguy hại cho xã hội. Còn đối với người giáo viên, sự suy đồi về nhân cách và đạo đức của một số thầy cô đã đem đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho nghề nhà giáo, có khi nào mà người ta lại thấy một cô giáo dùng ma túy, một người thầy xâm hại học sinh, rồi những người thầy người cô hành hung học sinh của mình một cách tàn ác chỉ vì sự nóng giận nhất thời... Những điều đó đã đánh mất niềm tin của học sinh, phụ huynh và cả xã hội về nhân cách và đạo đức của người thầy, thứ vốn được coi như “khuôn vàng thước ngọc” từ bao đời nay. Bên cạnh đó sự thiếu hụt kiến thức, chậm trễ trong việc cập nhập chuyên môn, yếu kém trong nghiệp vụ, sự lười biếng trong hoạt động dạy và học đã khiến các em học sinh cảm thấy chán nản trong học tập, hình tượng người thầy truyền dạy kiến thức từ đó cũng dần trở nên phai mờ trong lòng các em học sinh. Cuối cùng là thái độ của xã hội đối với người thầy và cả ngành giáo dục đôi khi còn quá phiến diện và tầm nhìn hạn hẹp, biết một mà không biết hai. Trong thời buổi lên ngôi của facebook và truyền thông, thì chỉ một clip nho nhỏ hoặc một tin tức giật gân về người giáo viên hoặc ngành giáo dục cũng khiến dân tình đổ xô vào bình luận, người đủ tầm suy xét nhìn sự thật thì ít, thế nhưng những kẻ tù mù, thích chửi bới thì đông hơn cả quân Mông, gây nên những hiệu ứng tiêu cực trong cộng đồng. Điều đó cũng làm cho những người làm nghề giáo phải gánh chịu nhiều áp lực, thậm chí không còn thiết tha với nghề, từ đó những nỗ lực cải thiện giáo dục của nhà nước cũng trở nên khó khăn hơn.
 
Từ những điều tôi trình bày ở trên, mong rằng mỗi chúng ta dù là học sinh, phụ huynh hay là bất kỳ một ai trong xã hội cần phải có suy nghĩ đúng đắn về nghề nhà giáo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày hôm nay chúng ta không chỉ tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn phải nỗ lực bảo vệ những người thầy người cô đáng kính của chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của xã hội, để họ có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục miệt mài với phấn bảng với con thuyền tri thức của mình, đóng góp cho đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư