Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các tiềm năng và thực trạng ngành khai thácnuôi trồng và chế biên hải sản biển

phân tích các tiềm năng và thực trạng ngành khai thácnuôi trồng và chế biên hải sản biển

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
379
1
0
Anh Daoo
27/04/2021 21:36:43
+5đ tặng
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.

Cùng với đó, các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Thực tế cho thấy, những năm qua ngành thủy sản đã phấn đấu phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

Ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn.

Tính hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần; trên 31.000 tàu khai thác có công suất từ 90CV trở lên...

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt trên 3,5 triệu tấn; năm 2016 đạt trên 3,6 triệu tấn và 11 tháng năm 2017 đạt trên 3,4 triệu tấn, góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu.

Đáng chú ý nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995, đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, tuy gặp khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn đạt khoảng 6,7 tỷ USD; năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD và 11 tháng năm 2017 đạt khoảng 7,5 tỷ USD.

Quá trình tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Việt Nam hiện xuất khẩu thủy sản tới hơn 150 thị trường, trong đó có những thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thời gian tới, việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định kinh tế sẽ mang lại cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ những ưu đãi về thuế quan; đồng thời, tạo động lực giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng...
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
05/06/2021 19:36:04
+4đ tặng

Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×