Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 15: CÂY XUNG QUANH EM (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS :

* NL khoa học:

- Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết

- HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con.

* NL chung:

- Tự chủ và tự học (tự tìm hiểu về các loại cây xung quanh)

- Giao tiếp và hợp tác (tích cực trao đổi nhau về những điều mình biết về các loại cây)

* Phẩm chất:

- Trung thực (trung thực trong ghi chép và trình bày, báo cáo kết quả của bản thân , của nhóm)

- Chăm chỉ (có ý thức vận dụng kiến thức, tích cực tham gia hoạt động)

- Trách nhiệm (hoàn thành các công việc được giao)

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Thời lượng

Các hoạt động học

Hoạt động của GV

HĐ của HS

Thiết bị, ĐDDH

Công cụ đánh giá

 

HĐ KHỞI ĐỘNG :

 

5p

Giới thiệu/ Khởi động

- Tổ chức cho HS hát: Lý cây xanh

- GV:

+ Bài hát nói về những sự vật gì?

+ Xung quanh chúng ta có nhiều cây xanh không?

Các em có muốn tìm hiểu về cây cối xung quanh chúng ta không? Chúng ta cùng nhau bắt đầu bài học nào.

Ghi tên: Cây xung quanh em (tiết 1)

- HS hát theo nhạc.

- HS:

+ Cây và con chim

+ Có ạ...

Video

Câu hỏi

 

HĐ KHÁM PHÁ:

 

15p

HĐ 1: Quan sát và hoàn thành mẫu phiếu quan sát

Mục tiêu: Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết

* PP quan sát

* HTTC: nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy quan sát cây xung quanh và hoàn thành mẫu phiếu quan sát cây

- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: quan sát cây bóng mát: cây phượng, cây bàng, cây xà cừ,...

+ Nhóm 2: quan sát cây hoa: hoa mười giờ, cây hoa hồng..

+ Nhóm 3: quan sát cây rau: rau cải, rau muống,...

(Với những cây HS chưa biết tên, GV cung cấp tên cây cho HS. GV hỗ trợ HS trong quá trình quan sát)

- Gv cho HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường, vườn trường.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét và giúp HS chốt kiến thức.

- HS chia vào các nhóm

- HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường

- HS ghi tên cây và đánh dấu x những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát.

- Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm

- Cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình.

Phiếu học tập 1

- Câu hỏi

- Thang đo

 

HĐ LUYỆN TẬP

 

8P

HĐ 2: Kể tên các loại cây mà em biết

* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm được nhiều loại cây xung quanh với một số đặc điểm nhận dạng chính như hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi hương... của chúng, từ đó thấy được sự đa dạng của thể giới thực vật xung quanh.

* PP thảo luận nhóm

* HTTC: nhóm

- GV giao nhiệm vụ: HS quan sát hình các cây trong SGK, kết hợp quan sát hình về một số cây HS sưu tầm hoặc một số cây thật HS mang đi để giới thiệu với các bạn

-GV chia HS theo nhóm 4. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu trước nhóm các loại cây mà mình sưu tìm được: tên cây, đặc điểm khác biệt,...

-GV nhắc HS nhấn mạnh vào những đặc điểm thú vị của cây

- GV nhận xét, chốt kiến thức

- HS chia sẻ trong nhóm

- Đại diện các nhóm sắm vai người trồng cây thông thái để giới thiệu cho khách hàng biết về các loại cây của mình.

- Các nhóm khác đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về các loại cây

Tranh ảnh trong SGK, cây thật

- Câu hỏi

 

HĐ VẬN DỤNG

 

10p

HĐ 3: Chúng mình cùng gieo hạt

Mục tiêu: HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con.

* PP thực hành

* HTTC: nhóm

- GV phát các chậu hoặc khay nhựa và hạt đậu đã chuẩn bị trước cho các nhóm.

- Sau khi GV hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc

- GV hỗ trợ những nhóm còn lúng túng.

Sản phẩm sẽ được để ở lớp để hàng ngày HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây.

- Các nhóm sẽ thực hành gieo hạt đậu.

Chậu, khay, hạt giống

 

HĐ CỦNG CỐ- DẶN DÒ

 

2p

- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm những cây xung quanh em và tìm hiểu lợi ích của cây.

- Chuẩn bị tiết 2: mang 1 cây đi quan sát.

Phiếu học tập 1

Em hãy quan sát cây cối ở sân trường và vườn trường để hoàn thành bảng sau:

Stt

Tên cây

Hình dạng

Thân

Hoa

Quả

 

to

nhỏ

Mềm

Cứng

 

1.

 

2.

 

3.

 

4.

Phiếu đánh giá HĐ 1

Em hãy đánh dấu (x) vào khoảng mức độ em đạt được

- Nhận biết và nêu đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết:

Rất tốt Tốt Chưa tốt

Rất tốt: > 7 cây

Tốt : 5- 7 cây

Chưa tốt: < 4 cây

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
639
1
2
Nguyễn tuấn anh
28/04/2021 22:46:15

1. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu thế nào là gia đình . Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà, cha mẹ những người thân yêu nhất của mình.

2. Kĩ năng:

- HS biết tự giới thiệu về bản thân của mình: tên, tuổi, sở thích, khả năng của bản thân.

- HS kể được tên những người thân trong gia đình với các bạn trong lớp .

- HS sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình

- HS biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình

3. Thái độ:

Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.

  • Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân

- Nhận thức được tầm quan trọng của người thân trong gia đình; diễn đạt ngắn gọn thông tin về bản thân.

- Tìm hiểu những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giới thiệu một số thông tin về gia đình mình.

II. Chuẩn bị:

+ Chuẩn bị của GV:

- Tranh ảnh minh họa; Bài hát Ba ngọn nến lung linh, Ba thương con; bảng tương tác; máy chiếu; tivi, … (tùy điều kiện địa phương,….)

+ Chuẩn bị của HS:

- Tranh vẽ về hình ảnh về những người thân trong gia đình mình.

III. Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Ghi chú

 

Hoạt động 1: Khởi động:

- Cho HS nghe, hát theo bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.

- GV hỏi: Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có những ai?

- Vậy trong gia đình em có những ai?

- GV nhận xét, tuyên dương

Kết luận: Gia đình thường có ông bà, cha mẹ và con cái. (GV tùy tình hình của HS trong lớp sẽ có xử lý tình huống sư phạm tránh lời nói làm tổn thương cho HS) Dẫn dắt HS cùng tìm hiểu kĩ thêm gia đình qua bài “Gia đình của em”

Hoạt động 2: Khám phá:

a) Quan sát và khai thác nội dung hình 1

*Hoạt động cặp đôi:

- GV cho từng cặp HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Họ đang làm gì?

 

- Mời đại diện một số cặp đôi lên trình bày

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Đặt thêm câu hỏi để khai thác những biểu đạt tình cảm của các thành viên trong gia đình như:

+ Vẻ mặt của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích?

+ Vẻ mặt của bố đang nghiêm trang hay chăm chú?

+ Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra âu lo hay vui mừng?

+ Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi?

- GV nhận xét phần trả lời của HS

Chốt tranh 1: Trong gia đình có ba , mẹ, chị và em. Ba, mẹ rất quan tâm và chăm sóc hai chị em.

- GV dẫn dắt: Ngoài những việc làm quan tâm chăm sóc trên thì các thành viên trong gia đình còn làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với nhau cô cùng các em sẽ quan sát nội dung của hình 2.

b) Quan sát và khai thác nội dung hình 2

*Hoạt động nhóm 4:

- GV cho HS làm việc theo nhóm: quan sát hình 2, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì?

 

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ nội dung hình 2 trước lớp

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- GV đưa ra một số câu hỏi mở rộng:

+ Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhua như thế nào?

+ Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà? (tựa và ôm tay bà).

+ Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì? (bố quan tâm, chăm sóc bà)

+ Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì? (mẹ rất yêu thương và chăm sóc con)

+ Tình cảm của ông …

Chốt tranh 2: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau.

c) Liên hệ gia đình của mình:

Trò chơi giai điệu yêu thương: GV bật bài hát cho HS chuyền bông hoa. Khi nhạc dừng, bông hoa được chuyền đến tay bạn nào thì bạn đó đứng lên kể về gia đình của mình.

- GV nhận xét.

* Lưu ý: Đối với những HS có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cha mẹ hiện đang sống với ông bà hoặc người thân thì GV tránh những lời nói làm các em tủi thân, và dùng những lời nói động viên và an ủi các em.

- GV kết luận và giáo dục HS về nhà hãy thể hiện những hoạt động để bày tỏ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Chuẩn bị các hình ảnh về gia đình của mình để chuẩn bị cho tiết sau.

 

 

- HS nghe, hát theo bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.

- Ba, mẹ, con

 

- HS kể về gia đình mình

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi

- Đại diện một số cặp lên trình bày

+ Gia đình ở hình 1 có bố, mẹ, và hai con;

+ Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé;

+ Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng.

- HS khác bổ sung.

 

 

- HS trả lời.

- HS bổ sung.

- HS nhận xét.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

- Đại diện một số nhóm lên trình bày.

+ Gia đình trong hình có ông, bà, bố, mẹ, con trai và con gái;

+ Mẹ đang chải tóc cho con gái; bà đang đọc truyện cho cháu trai; bố đang mời bà uống nước (hoặc đưa cốc nước cho bà); ông đang trò chuyện với cháu gái.

 

 

 

- HS trả lời.

- HS bổ sung.

- HS nhận xét.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- Cả lớp tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động dạy

Hoạt động học

 

 

Hoạt động 3: Cùng giới thiệu về bản thân

*Hoạt động cặp đôi:

- GV cho từng cặp HS thay nhau tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân

GV gợi ý để HS giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu (nếu có),...

- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp.

- GV hướng dẫn HS nói câu đơn giản, diễn đạt ngắn gọn, mô tả được một số thông tin về bản thân.

 

- GV nhận xét (kể to rõ, biết giới thiệu về tên và ...), tuyên dương.

Hoạt động 4:Cùng giới thiệu về gia đình của mình.

a) Chuẩn bị sản phẩm hoặc thông tin về gia đình

* Hoạt động cá nhân:

- Cho HS phát họa các thành viên trong gia đình

GV gợi mở để HS thể hiện nội dung sản phẩm như: Trong gia đình chúng mình có những ai? Có thể vẽ những thành viên trong gia đình chúng mình không?

* Hoạt động cặp đôi

Cho HS chia sẻ tranh, hình ảnh với bạn bên cạnh. Nói về nội dung trong tranh,ảnh.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần làm việc của HS.

b) Giới thiệu về gia đình mình

* Hoạt động cả lớp:

Để kích thích hứng thú của HS, GV treo 1 hình ảnh vẽ ngôi nhà. Trong khi trình bày, HS có thể đặt hình ảnh của gia đình mình vào mô hình.

- GV khuyến khích HS xung phong lên chia sẻ hình ảnh và giới thiệu gia đình mình trước lớp. Hướng dẫn HS diễn đạt ngắn gọn, mô tả được các thông tin về gia đình. Lưu ý mời những HS có sự khác nhau về thành phần các thành viên trong gia đình để cả lớp biết được cách xưng hô giữa các thành viên.

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS

- Dặn dò HS và kết thúc tiết học.

 

 

 

- HS hoạt động cặp đôi.

 

 

 

- Đại diện một số cặp lên trình bày.

* HS có thể nói được một số thông tin như:

+ Mình tên là Nguyễn Văn A, mình 6 tuổi, là anh lớn trong nhà. Mình thích chơi đá bóng.

 

 

 

 

 

 

- HS vẽ phát họa ra giấy.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cặp đôi.

- HS nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS lên trình bày trước lớp

* HS có thể giới thiệu được một số thông tin ngắn gọn:

+ Nếu là gia đình có hai thế hệ, lời giới thiệu có thể là: Đây là gia đình của tôi. Gia đình tôi có... người. Mẹ của tôi tên là..., bố của tôi tên là..., em của tôi (hoặc anh, chị) tên là...

+ Nếu là gia đình có hai thế hệ trở lên, lời giới thiệu có thể là: Gia đình tôi có ông bà là người nhiều tuổi nhất, ...

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Anh Daoo
28/04/2021 22:47:18

Màu sắc của động vật là sự xuất hiện chung của một hoặc nhiều sắc màu ở động vật (trừ con người) do sự phản xạ hoặc phát chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng. Một số loài động vật có màu sắc rực rỡ và sặc sỡ, trong khi những loài khác khó nhìn thấy hơn. Đặc điểm ngoại hình thể chất, màu sắc lông da, hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất. Màu sắc của chúng có thể là ở cấp độ tổng thể (thuần nhất) hoặc sắc màu chính của thân, cũng có thể là ở các điểm (màu sắc ở các bộ phận, các đốm). Màu sắc được hiển thị qua bên ngoài cơ thể như màu lông (nhóm thú, chim), màu da (bò sát, lưỡng cư, thân mềm), màu vỏ (giáp xác, chân đốt, côn trùng).

Sắc màu được hình thành bên ngoài từ da hoặc từ lông và có nguồn gốc từ di truyền. Một con đường là sự xuất hiện sắc màu do chọn lọc tự nhiên, hình thành qua con đường tự nhiên giúp các loài động vật thích nghi với môi trường sống, ngụy trang, lẩn tránh hoặc bắt con mồi và cũng như liên lạc, thu hút bạn tình, duy trì nòi giống (thông thường các nhóm động vật có sắc màu đa dạng gồm nhóm chim, cá, côn trùng, bò sát và lưỡng cư). Một con đường khác là sự chọn lọc nhân tạo thông qua công tác chọn giống nhằm đáp ứng cho nhu cầu và sở thích của con người, theo đó, người ta lai tạo chọn ra nhiều biến thể màu sắc khác nhau mà điển hình là trên những giống ngựa, giống chó, giống mèo, giống thỏ và giống gà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 1 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo