Câu 1: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí vị trí
A. bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.
B. làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu muôn vẻ.
C. góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam.
D. trở thành Bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 2: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là
A.làm đồ đồ gốm.
B.dệt thổ cẩm.
C.khảm bạc.
D.trạm trổ.
Câu 3: làm đường thốt nốt là kinh tế chủ yếu của dân tộc nào?
A.Hoa.
B.Chăm.
C.Khơ - me.
D.Cơ - ho.
Câu 4: Sự phân bố của các dân tộc không phải do
A.điều kiện tự nhiên.
B.tập quán sinh hoạt và sản xuất.
C.nguồn gốc phát sinh.
D. thể lực của người dân.
Câu 5: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào?
A.Sức ép đối với kinh tế xã hội và môi trường.
B.Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
C.Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
D.Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
Câu 6: Dân số nước ta tăng nhanh và xuất hiện bùng nổ ở giai đoạn nào?
A. 1954 - 1975.
B. 1954 - 1976.
C. 1979 - 2000.
D. 1954 - 1979.
Câu 7: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng
A. tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động giảm xuống.
B. tỉ lệ người trong độ tuổi lao động giảm xuống.
C. tỉ lệ người trên độ tuổi lao động giảm xuống.
D. tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động tăng lên lên.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị có quy mô dân số trên 1.000.000 người của nước ta là
A.Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
B.Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C.Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.
D. Hòa Hà, Hạ Long, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 9: Đặc điểm nào không phải đặc điểm đô thị hóa của nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
B. Trình độ đô thị hóa cao.
C. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
D.Phần lớn các đô thị có quy mô vừa và nhỏ.
CHỦ ĐỀ: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.
Câu 10: Đặc điểm nào không đúng với nguồn lao động nước ta?
A.Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
B.Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhạy bén.
C.Trình độ lao động cao.
D.Chất lượng lao động đang được nâng cao.
Câu 11: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta?
APhần lớn lao động tập trung trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B.Lao động không qua đào tạo thấp.
C. Xuất khẩu lao động đang là hướng giải quyết việc làm quan trọng nhất.
D. Lao động thành thị chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động nông thôn.
Câu 12: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nước ta hiện nay là
A.tính kỉ luật chưa cao, trình độ lao động còn thấp.
B.cơ cấu đào tạo chưa hợp lí.
C. nền kinh tế chậm phát triển, dân số đông.
D. nguồn vốn tạo việc làm còn hạn chế.
Câu 13: Biểu hiện nào không phải là biểu hiện chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao?
A.Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên.
B. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực.
C.Thu nhập bình quân đầu người tăng.
D.Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.
Câu 14: Đảng và nhà nước ta đã và đang có sự quan tâm lớn đến đời sống và cải thiện đời sống cho nhân dân bằng nhiều chính sách mới như
A.đào tạo nguồn lao động.
B.cho vay vốn phát triển sản xuất.
C.đa dạng hóa các loại hình sản xuất.
D.xuất khẩu lao động.
Câu 15: Cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?
A.Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B.Tỉ lệ dân số phụ thuộc không cao, chất lượng cuộc sống đảm bảo.
C.Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cuộc sống đảm bảo.
D.Có điều kiện tốt cho giáo dục và chăm sóc trẻ em.
Câu 16: Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng với miền núi là
A. chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn.
B. đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên.
C.. thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hòa dân số giữa các vùng.
D.phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi cao nguyên để thu hút lao động của các vùng đồng bằng.
Câu 17: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là do
A.điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B.lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C.giao thông thuận tiện.
D.nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 18: Biểu hiện nào không phản ánh sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng ở nước ta hiện nay?
A.Đồng bằng với miền núi và cao nguyên.
B. Thành thị với nông thôn.
C.Trong một vùng kinh tế.
D. Miền Bắc với miền Nam.
Câu 19: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu do
A. năng suất lao động nâng cao.
B.chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.
C.tác động của các cách mạng khoa học - kỹ thuật và quá trình đổi mới.
D.số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 20: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ
A.việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
B.việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C.những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D.tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng và các loại hình đào tạo.
Câu 21: Biện pháp nào không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn:
A.Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
B.Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
C.Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương.
D.Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Câu 22: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác vì
A.tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
B.khu vực Nhà nước sản xuất không có hiệu quả.
C. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
D.nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 23: Việc tập trung lao động trình độ cao ở các thành phố lớn gây ra khó khăn gì?
A.Việc bố trí, sắp xếp việc làm.
B.Phát triển các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.
C.Thiếu lao động có trình độ ở miền núi, trung du.
D.Thiếu lao động chân tay cho các ngành cần nhiều lao động.
Câu 24: Năm 2006, vùng nào nước ta có dân số đô thị đông nhất?
A.Đồng bằng Sông Hồng .
B.Duyên hải Nam Trung Bộ.
C.Đồng bằng sông Cửu Long.
D.Đông Nam Bộ.
Câu 25: Hai đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A.Hà Nội, Quảng Ninh.
B.Hà Nội, Hải Phòng.
C. Huế, Đà Nẵng.
D.Cần Thơ, Đồng Nai.
Câu 26: Tác động tiêu cực của đô thị hóa là
A.đóng góp lớn vào GDP cả nước.
B.tạo việc làm và thu nhập.
C.chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D.các vấn đề về môi trường.
Câu 27: Vùng có dân số thành thị thấp nhất cả nước là
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B.Bắc Trung Bộ.
C.Duyên hải Nam Trung Bộ.
D.Tây Nguyên.
Câu 28: Mạng lưới đô thị nước ta chia làm mấy loại?
A.4.
B.5.
C.6.
D.7.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |